qua trò chơi trong dạy học toán
Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng bao gồm các bƣớc theo trình tự sau: Xác định mục tiêu dạy học, thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi, chuẩn bị phƣơng tiện, giới thiệu, tiến hành và cuối cùng là đánh giá. Cụ thể tổ chức trò chơi theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1. Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi toán học.
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo…).
- Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt đƣợc, điều kiện thực tế.
Khi thiết kế cần chú ý: Xác định vùng nội dung, nguồn tài liệu dựa vào đó thiết kế, mạch kiến thức phục vụ mục tiêu dạy học, dạng trò chơi cần thiết kế, tên trò chơi, sử dụng trò chơi trong dạy học bài mới khởi động bài hay củng cố kiến thức hay rèn kĩ năng nào.
Bƣớc 2. Chuẩn bị tổ chức trò chơi.
- Tên trò chơi.
- Chuẩn bị các phƣơng tiện hỗ trợ, các cơ sở vật chất để thực hiện trò chơi. - Cách tiến hành: nội dung chơi, luật chơi, cách đánh giá.
+ Giáo viên nắm chắc luật chơi và cách đánh giá để hƣớng dẫn cho học sinh ngắn gọn, súc tích, sinh động và dễ hiểu.
+ Giáo viên chơi thử và hƣớng dẫn tiếp.
Bƣớc 3. Tổ chức trò chơi.
- Giới thiệu tên trò chơi: sinh động, cuốn hút tạo tâm thế phấn khởi để học sinh sẵn sàng tham gia trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi: ngắn gọn, dễ hiểu. - Hƣớng dẫn trò chơi.
- Phổ biến luật chơi ngắn gọn, sinh động. Giáo viên có thể làm mẫu, hƣớng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện trò chơi.
Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của học sinh. Theo dõi khả năng sáng tạo của học sinh trong trò chơi, động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời những hành vi chƣa đúng, đồng thời theo dõi nhịp độ cuộc chơi để điều chỉnh, để trò chơi đạt hiệu quả cao.
Bƣớc 4. Nhận xét và đánh giá kết quả sau khi chơi.
Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét
- Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi. - Thành tích của học sinh trong trò chơi.
- Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.
- Học sinh nhận xét đánh giá kết quả sau khi chơi của cá nhân, nhóm.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết, khẳng định, bổ sung, điều chỉnh những nhận định của học sinh. Nêu những mặt đƣợc, chƣa đạt đƣợc của cá nhân (đội, nhóm) trong trò chơi. Tuyên dƣơng cá nhân (đội, nhóm) xuất sắc, trao phần thƣởng (nếu có).
- Đặc biệt giáo viên đánh giá bằng các nhận xét và ghi lại toàn bộ nhận xét kết quả đạt đƣợc của học sinh: Vào sổ ghi chép hàng này, các giờ học toán
Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán nhằm đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập trên đây chỉ mang tính chất tổng quát và các bƣớc chia chỉ mang tính tƣơng đối. Tùy thuộc vào mục tiêu từng bài, vào từng trò chơi cụ thể cần có sự điều chỉnh linh hoạt. Có thể tách hay gộp các bƣớc, các bƣớc cũng có thể đan xen hài hòa với nhau không nhất thiết phải tách bạch nhƣ vậy. Nhƣng dù có lƣợc bớt, thêm vào hay gộp lại các bƣớc thì các quy trình trên đều phải thống nhất các điểm chính nhƣ đã nêu ở trên, nhằm phát huy tối đa vai trò, tác dụng của trò chơi toán học trong việc nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh.
Chú ý: Đánh giá thƣờng xuyên qua trò chơi trong dạy học toán cần chú
ý một số kĩ thao tác sau
- Giáo viên cần quan sát quá trình học sinh hoạt động chơi: chú ý đến những hành vi của học sinh khi làm việc cá nhân cũng nhƣ làm việc theo cặp, theo nhóm (sự tƣơng tác, tranh luận, chia sẻ suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc... giữa các em với nhau trong nhóm) để làm ra sản phẩm học tập thông qua trò chơi theo yêu cầu.
- Giáo viên có thể ghi chép lại kết quả quan sát quá trình thực hiện hoặc tham gia hoạt động học tập cá nhân, nhóm, chủ yếu là các điểm đặc biệt (học sinh làm tốt, nhanh; học sinh còn lúng túng, chƣa thực hiện đƣợc...), mức độ đạt đƣợc của sản phẩm thông qua trò chơi (hoàn thành hay chƣa hoàn thành, hoàn thành ở mức nào).