Trò chơi khởi động có nội dung đa dạng gắn với những hoạt động khởi động trong các tiết học của tất cả các môn và các lớp tiểu học. Trò chơi khi khởi động bài có tác dụng kích thích sự ham muốn học tập của học sinh, lôi cuốn các em bắt đầu bài học một cách hào hứng.
Trò chơi khởi động bài giúp giáo viên đánh giá khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học của học sinh đƣợc thể hiện qua kỹ năng tính toán, khả năng tƣ duy, trò chơi để khởi động bài mới, giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh hơn so với sử dụng phƣơng pháp khởi động truyền thống. Khi thiết kế hệ thống các trò chơi nhằm mục đích khởi động bài, để có thể đánh giá học sinh một cách chính xác, giáo viên cần lƣu ý: Xác định rõ mục tiêu đánh giá và nội dung các câu hỏi trong trò chơi phải là những kiến thức học sinh đã học, có liên qua đến bài học. Trò chơi khởi động bài có thể áp dụng trong tất cả các dạng bài dạy: bài hình thành kiến thức mới, bài luyện tập, hay bài ôn tập.
Có thể sử dụng một số trò chơi sau:
Trò chơi 2.1. “ Dẫn ngựa về chuồng” (Bài” Phép cộng các số có ba chữ số có nhớ, Toán 3)
Bước 1. Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi
Trò chơi đƣợc sử dụng khi chuẩn bị vào bài mới với mục đích kiểm tra phép cộng số có ba chữ số không nhớ.
Mục đích: Học sinh nối đúng phép tính với kết quả đúng. Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác cho các em.
Giáo viên đánh giá khả năng nắm kiến thức đã học của học sinh
Bước 2. Chuẩn bị
- Thời gian chơi: 5 phút
- Hình thức tổ chức: theo nhóm (các nhóm có số ngƣời tham gia bằng nhau) - Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ (giống nhau) có ghi ác phép tính cho 2 nhóm; phiếu học tập cả lớp
- Luật chơi: Mỗi em chỉ đƣợc dẫn một con ngựa về chuồng (nối một phép tính với kết quả đúng)
Bước 3. Tổ chức trò chơi
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Dẫn ngựa về chuồng. - Nếu luật chơi, chọn nhóm 2 học sinh tham gia chơi
- Hƣớng dẫn học sinh chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn 2 khổ giấy lớn ghi sẵn phần bài tập. Các đội tham gia chuẩn bị, khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì lần lƣợt mỗi em trong nhóm “ Dẫn một con ngựa về chuồng”
- Thực hiện chơi:
Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá kết quả
Khi có hiệu lệnh hết giờ, giáo viên hƣớng dẫn các bạn dƣới lớp theo dõi nhận xét nhóm nào dẫn đúng luật chơi và đƣợc nhiều số ngựa về chuồng hơn là nhóm đó thằng.
Giáo viên tổng kết, nhận xét các nhóm, qua đó đánh giá khả năng nắm vững cách tính phép cộng số có 3 chữ số không nhớ của từng học sinh trong nhóm, khả năng phối hợp với các bạn…
Tuyên dƣơng nhóm thắng cuộc.
Phát triển trò chơi: có thể sử dụng khi dạy học các phép tính cộng trừ
trong phạm vi 1000,100 000,…
Trò chơi 2.2. Rồng cuốn lên mây (Bài: Luyện tập, Toán 3, tr69)
Trò chơi đƣợc sử dụng khi khởi động bài trƣớc khi vào học tiết luyện tập, ôn tập.
Bước 1. Lựa chọn trò chơi nhằm kiểm tra tính nhẩm bảng chia cho học sinh Mục tiêu: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm bảng chia cho học sinh
Bước 2. Chuẩn bị trò chơi - Thời gian: 5 phút
- Chuẩn bị: Mỗi tờ giấy viết sẵn phép tính nhân chia trong bảng. Chọn em làm trƣởng trò phải nhanh nhẹn hoạt bát.
Bước 3. Tổ chức chơi
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Rồng cuốn lên mây.
- Hƣớng dẫn học sinh: Một em chủ định làm đầu rồng lên bảng,em cất tiếng hát.
“ Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây
Ai mà giỏi tính về đây với mình” - Sau đó em hỏi:
“ Ngƣời tính giỏi có nhà hay không?” - Một học sinh bất kỳ trả lời:
“Có tôi!Có tôi!”
- Em làm đầu rồng ra phép tính. Ví dụ: “ 42 : 7 bằng bao nhiêu?”
- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì đi tiếp theo đầu rồng). Cứ nhƣ thế em làm đầu rồng ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
- Học sinh thực hiện chơi.
Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá
- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh dƣới lớp nhận xét bạn nào tính nhanh nhất. - Qua trò chơi giáo viên đánh giá khả năng ghi nhớ bảng nhân chia và tính nhanh nhạy của từng học sinh.
Trò chơi 2.3. Hái hoa dân chủ (Tiết ôn tập phép cộng trong phạm vi 100 000)
Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm
Bước 1. Lựa chọn trò chơi
Mục đích: Củng cố các kiến thức đã học trong chƣơng trình toán 3. Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia, kỹ năng giải toán có lời văn.
Bước 2. Chuẩn bị trò chơi
+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các câu hỏi và bài toán. Chẳng hạn:
1.Viết các số theo mẫu: 9725; 6819; 5204. 9725= 9000 + 700 + 20 + 5.
2. Tìm x sao cho: 1999 + x = 2005. 3. Em hãy đọc bảng nhân 6.
4. Em hãy đọc bảng nhân 7.
5. Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m
6. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 6cm. 7. Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?
8. 7m3cm, bằng bao nhiêu cm?
9. Bình có hai tờ giấy bạc 2000 đồng. Bình mua bút chì hết 2700 dồng. Hỏi bình còn lại bao nhiêu đồng?
10. Khoanh vào chữ đặt trƣớc câu trả lời đúng: Biểu thức 4 + 16 × 5 có giá trị là:
A. 100 B. 84 C. 94
D. 320
- Luật chơi: Lần lƣợt từng em lên hái hoa. Em nào hái đƣợc hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trƣớc lớp.
Em nào trả lời đúng thì đƣợc khen bằng tràng pháo tay của cả lớp và đƣợc một phần thƣởng. Phần thƣởng dành cho những học sinh trả lời đúng (nhãn vở, vở, bút chì, sách chuyện,...).
Tổng kết chung khen những em chơi tốt, chỉ ra các bạn cần cố gắng hoàn thành các câu hỏi.
Bước 3. Tổ chức trò chơi
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi
- Hƣớng dẫn học sinh chơi: Lần lƣợt từng em lên hái hoa. Em nào hái đƣợc hoa thì đọc to cho cả lớp nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình
bày câu trả lời trƣớc lớp. Em nào trả lời đúng thì đƣợc khen và đƣợc một phần thƣởng
Bước 4. Nhận xét kết quả
- Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em chơi tốt, nắm vững kiến thức đã học. Qua đó giáo viên đánh giá khả năng ghi nhớ và vận dụng làm bài của từng học sinh trong lớp
- Khi thực hiện các trò chơi này, học sinh cần huy động khả năng tính cộng trừ nhân chia đã học một cách nhanh nhạy và biết phối hợp với các bạn trong nhóm. Trò chơi này sử dụng khi dạy bàu mới không chỉ giúp học sinh hứng thú với môn học mà còn giúp giáo viên đánh giá đƣợc kĩ năng tính toán, khả năng ghi nhớ và tính nhanh nhạy của học sinh.