Trò chơi trong khi dạy học kiến thức mới

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 56 - 61)

Trò chơi 2.4. Xếp hàng thứ tự (Bài so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên trong phạm vi 100 000, Toán 3,Tr147)

Bước 1. Lựa chọn trò chơi

Mục đích: Giúp học sinh nắm vững cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên trong phạm vi 100 000

Bước 2. Chuản bị trò chơi - Thời gian chơi: 5 – 7 phút - Chuẩn bị:

Một số thẻ có ghi các số

- Luật chơi: Chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 5 em

Hai đội trƣởng lấy thẻ của mỗi đội, phát cho các bạn ở đội mình. Giáo viên cho 2 đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 30 giây – 1 phút)

Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên tay về 2 phúa (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ thẻ lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo. Khi cô đƣa 2 lá cờ song song về trƣớc các em tập hợp hàng dọc. Giáo viên bắt đồ hô với các cách: “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé”.

- Cách chấm điểm: Bầu ra ban thƣ ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng làm mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau khi kết thức trò chơi, đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng.

Bước 3. Tổ chức trò chơi - Giới thiệu trò chơi

700 - 300 100+20+4 300 700 - 400 400 700 300 + 60 + 7 124 367

- Hƣớng dẫn học sinh chơi

- Chọn 2 đội chơi, đặt tên cho mỗi đội ( có thể lấy theo màu cờ) - Nêu luật chơi, bầu ban thƣ ký.

- Học sinh thực hiện chơi

Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá

Giáo viên và học sinh dựa vào điểm số mỗi đội ghi đƣợc ông bố đội thắng cuộc. Học sinh dƣới lớp nhận xét cách chơi của các bạn trong mỗi đội, học sinh tự nhận xét về đội mình

Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách thực hiện luật chơi, khả năng phối hợp với các bạn và kỹ năng so sánh số.

Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể sử dụng trong khi dạy hình thành kiến thức mới các bài so sánh và xếp thự tự các số ở các khối lớp

Trò chơi 2.5.1 Trò chơi giành cờ chiến thắng

Trò chơi có thể sử dụng trong khi dạy tiết luyện tập bài số 1 trang 38, tiết luyện tập chung bài số 4 trang 77 SGK lớp 3

Bước 1. Lựa chọn trò chơi

Mục tiêu: Củng cố khái niệm giảm đi một số lần và gấp lên một số lần. Luyện cách xử lý linh hoạt, hợp tác với nhau khi làm việc

Bước 2. Chuẩn bị trò chơi - Thời gian chuẩn bị : 5 phút

- Phƣơng tiện trò chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 phiếu học tập có nội dung giống nhau và một lá cơ

4

Giảm 6 lần

Gấp 9 lần

- Luật chơi: Giáo viên phát cho mỗi đội một phiếu. Em ngồi cuối cùng làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay phiếu cho bạn tiếp theo để tính tiếp. Cứ nhƣ vậy đến học sinh cuối cùng trong đội. Đội nào về đích trƣớc (làm nhanh và đúng) thì giành cờ chiến thắng

Bước 3. Tổ chức trò chơi - Giáo viên giới thiệu trò chơi

- Hƣớng dẫn học sinh chơi. Giáo viên chọn ra các đội (khoảng 3 – 4 đội, mỗi đội 6 em). Nêu luật và hƣớng dẫn học sinh chơi

- Học sinh thực hiện chơi.

Bước 4: Nhận xét kết quả

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh nhận xét về kết quả của các đội chơi, khả năng phối hợp với các bạn trong nhóm của từng bạn.

- Giáo viên tổng kết, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, cách từng em phối hợp với các bạn trong nhóm, sự nhanh nhạy của học sinh.

- Tuyên bố đội thắng cuộc và trao phần thƣờng cho học sinh.

Trò chơi 2.5.2. Hiểu ý đồng đội (Bài: Góc vuông, góc không vuông )

Trò chơi đƣợc sử dụng trong khi dạy, khi hình thành kiến thức cho học sinh nhằm kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng bài của các em

Bước 1. Lựa chọn trò chơi

Mục tiêu: Đánh giá khả năng nắm vững tính chất góc vuông, góc không vuông, kỹ năng vận dụng linh hoạt các tính chất để giải các bài toán

- Thời gian: 4-5 phút

- Phƣơng tiện: 2 rổ đựng các tấm bìa cứng, trong đó mỗi thẻ có hình các góc vuông và góc không vuông

- Luật chơi: Khi giáo viên hô “ bắt đầu” thì bạn thứ nhất tầm cấm thẻ có hình góc bất kì nào đó (ví dụ: góc vuông DAE) đính vào cột góc vuông trên bảng rồi chạy về vỗ vào tay của bạn thứ 2. Bạn thứ 2 tìm thẻ có góc bất kì nào đó (ví dụ: góc nhọn GBH) đính vào cột góc không vuông trên bảng. Cứ thế đến khi hết thẻ. Mỗi bạn chỉ đƣợc tính 1 thẻ. Nếu đính 2 thẻ là vi phạm, hoặc chạy về chƣa vỗ tay bạn mà đã cầm thẻ chạy lên cũng vi phạm

Hết giờ mà 2 đội đính chƣa xong thì đội nào đính đƣợc đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc.

Đội thua sẽ phải hát tặng đội thắng một bài hát

Bước 3. Tổ chức trò chơi

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi - Hƣớng dẫn học sinh chơi

+ Chọn 2 đội chơi. Hai đội xếp hàng theo kiểu chơi tiếp sức + Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi cho học sinh - Học sinh thực hiện chơi

Bước 4. Nhận xét kết quả

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh dƣới lớp nhận xét về kết quả chơi, cách phối hợp chơi của các bạn trong từng đội

- Học sinh tự đánh giá về cách thực hiện luật chơi, kết quả mà mình đạt đƣợc. - Giáo viên nhận xét về kết quả chơi của 2 đội, đánh giá khả năng hiểu và vận dụng kiến thức mới của học sinh.

Nhƣ vậy, tổ chức trò chơi học tập trong khi dạy, giáo viên không chỉ làm không khí lớp học thay đổi, bớt căng thẳng mà còn có thể đánh giá khả năng nắm và hiểu bài của từng học sinh, khả năng làm việc nhóm… Không những thế, giáo viên còn tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá chính mình. Từ đó, giáo viên kịp thời có những biện pháp tiếp tục giảng dạy phù hợp với từng đối tƣợng học sinh. Trò chơi đƣợc tổ chức trong khi dạy, thời gian rất ngắn ( từ 4-5 phút ). Vì vậy các câu hỏi, bài toán đƣợc sử dụng không quá khó, không phức tạp nhƣng đảm bảo các mục tiêu của bài.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)