Một số yêu cầu khi thiết kế, tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 32 - 34)

lớp 3

Trò chơi học tập là một phƣơng tiện tốt để giáo dục toàn bộ trẻ em. Cho nên khi thiết kế trò chơi học tập phải đảm bảo đƣợc mục tiêu giáo dục. Mặt khác, trò chơi dạy học toán ở tiểu học là một hoạt động tự do, nếu gò ép hoặc bắt buộc thì trò chơi đó sẽ mất tính hấp dẫn không có ý nghĩa.Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong đề tài này trò chơi đƣợc thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trong nhà trƣờng trò chơi dạy học phụ thuộc vào khả năng bản thân của mỗi thầy cô giáo hƣớng dẫn, có thể tố chức nhƣ một hoạt động dạy học toán, có nhƣ vậy thì tiết học mới phong phú lôi cuốn đƣợc nhiều học sinh tham gia học tập. - Tổ chức trò chơi, tổ chức hƣớng dẫn học sinh thực hiện các trò chơi học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trƣng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp và địa phƣơng. Đồng thời tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hƣớng cho học sinh tiếp tục tập trung học các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

- Đảm bảo mục tiêu của bài dạy. Mục đích của trò chơi là nâng cao hiệu quả dạy - học toán cho học sinh lớp 3.

- Tên gọi của trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, nội dung chơi và khêu gợi đƣợc các em tham gia chơi một cách nhiệt tình.

- Luật chơi phải rõ ràng, mạch lạc, nội dung chơi dễ nhớ, hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên dễ tổ chức hƣớng dẫn trò chơi, các em có thể tự chơi sau khi đã đƣợc hƣớng dẫn chơi.

- Phƣơng tiện, vật liệu để thực hiện trò chơi dễ làm, dễ kiếm.

- Nội dung chơi phải huy động kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có đồng thời huy động đƣợc khả năng của các em vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kéo theo sự phát triển trí tuệ.

- Khi giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi nên chọn nhóm học sinh ngang khả năng để có kết quả cuối cùng tƣơng đƣơng với nhau sẽ kích thích các em chung sức tranh đua nhau tìm kết quả từ đó tiết học sẽ sinh động hơn. Trò chơi phải có quy tắc nhất định có nhƣ vậy mới tạo nên sự công bằng giữa các học sinh tham gia trò chơi.

- Giáo viên nên phối hợp hoạt động cá nhân, của cả nhóm, cả lớp khi tổ chức trò chơi.

- Trò chơi phải đảm bảo tính hệ thống và phát triển đó là hệ thống trò chơi đƣợc sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Trò chơi đảm bảo tính đa dạng, phong phú về thể loại cũng nhƣ về nội dung nhằm tạo cơ hội cho các em hình thành và vận dụng kiến thức và khả năng tƣ duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong mọi tình huống chơi. - Giáo viên phải có thái độ chuẩn mực, vui vẻ, hòa nhã, dễ gần gũi học sinh. Phải công bằng, luôn quan tâm động viên, tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ lúng túng khi chơi, khen ngợi các em đúng lúc và đặc biệt phải biết tự kiềm chế mình không đƣợc xúc phạm học sinh.

- Giáo viên phải cần rèn luyện kĩ năng quản trò, bởi vì trò chơi có hấp dẫn, lôi cuốn hay không là do ngƣời quản trò, làm cho học sinh thực sự xem trò chơi là một phần nội dung kiến thức của bài học mà các em phải đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)