Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn eikoh việt nam (Trang 33 - 36)

7. Cấu tra luận văn

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Yếu tố kinh tế xã hội

Nâng cao chất lượng nhân lực góp phần tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển thì điều quan trọng là cần phải có một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng đấy đủ những yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc phát triển tốt mọi mặt kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng nhân lực. Chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tình hình dịch Covid

diễn ra khiến tình hình kinh tế xã hội của thế giới bị lung lay và bị ảnh hưởng nặng nề, ngoài ra tình hình lạm phát, sự mất giá của đồng tiền,… Từ đó, ảnh hưởng đến tính hình kinh doanh của công ty và tác động đến chất lượng nhân lực trong công ty. Hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang rất được xem trọng nên sự phát triển kinh tế của đất nước dựa chủ yếu vào chất lượng nhân lực của người lao động trong các doanh nghiệp, Nếu trình độ và tốc độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì đời sống và chất lượng lao động cũng sẽ tăng cao. Vì vậy, các công ty cần phải quan tâm đến tình hình kinh tế xã hội để đưa ra những mục tiêu, định hướng kinh doanh sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao và góp phần nâng cao chất lượng nhân lực của người lao động.

1.4.2.2. Thị trường lao động

Hiện nay, thời đại mở của kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Là tiền đề giúp giải quyết vấn đề việc làm cho cá nhân và doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường lao động như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất của DN trong từng giai đoạn.

1.4.2.3. Khoa học và công nghệ

Trong tình hình hội nhập hóa, hiện đại hóa, công nghệ 4.0, kỹ thuật cao được ưa chuộng, áp dụng rộng rãi và đang từng bước thay thế cho công nghệ thủ công, thô xơ. Vì vậy, yêu cầu về nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, có kiến thức chuyên môn để áp dụng những cái mới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nên việc nâng cao chất lượng nhân lực là rất cần thiết hiện nay để có thể tiếp cận và vận hành một cách hiệu quả nhất, đón đầu xu hướng.

Việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại đúng thời điểm, đúng cách sẽ giúp công ty có thể tối thiểu hóa số lượng lao động, loại bỏ những lao động không cần

thiết, không làm được việc. Tuy nhiên, cần phải chọn lọc đúng người, đảm bảo đánh giá đúng và giữ chân được nhân tài cho công ty. Bên cạnh đó, không ngừng thu hút người tài từ bên ngoài để tăng năng suất, tăng hiện quả, gia tăng chất lượng nhân lực cho công ty.

1.4.2.4. Giáo dục và đào tạo

Sự phát triển của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình hình chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp, không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ người dân thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lí thông tin kinh tế – xã hội, thông tin khoa học. Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì quy mô nhân lực chất lượng cao càng mở rộng, năng suất lao động càng cao.

Nguồn lao động tại Việt Nam dồi dào về số lượng nhưng chất lượng lao động chưa được đảm bảo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt những lao động có trình độ và tay nghề cao d n tới việc lao động Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu gắt gao từ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục và đào tạo cần được cải thiện, chú trọng đầu tư phát triển và học phải đi đôi với hành để nâng cao chất lượng nhân lực.

1.4.2.5. Y tế và chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tạo môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe như các chính sách BHXH, khám sức khỏe định kỳ, khóa học về sức khỏe, thăm hỏi ốm đau,… của công ty đang được hầu hết các công ty quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Ngày nay, người lao động phải đối mặt với nhiều yếu tố gây tác hại xấu đến sức khỏe như ô nhiễm khói bị; ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm rác thải; tai nạn lao động khi thực hiện công việc; áp lực về thời hạn và khối lượng công việc;… Điều này gây tác hại vô cùng xấu đến sức khỏe của người lao động nên những chính sách về sức khỏe là rất cần thiết và tác động đến thể lực và tinh thần của người lao động.

Hiện nay, các hệ thống khám chữa bệnh công và tư rất đa dạng và được chú trọng phát triển về kỹ năng tay nghề y bác sỹ, cơ sở vật chất khám chữa bệnh,… Đặc biệt trong giao đoạn dịch Covid diễn biến vô cùng phức tạp trong cả nước thì các dịch vụ y tế được đầu tư phát triển rất lớn, sức khỏe con người được đưa lên hàng đầu. Vì vậy, y tế và chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn eikoh việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w