Đặc điểm ngành vận tải đường biển

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

So với những ngành vận tải khác thì vận tải đường biển có những ưu điểm như sau:

• Vận tải đường biển có thể phục vụ việc chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế;

• Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao tự nhiên và rất rộng rãi;

• Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn, không bị hạn chế nhiều như các phương tiện vận tải khác;

• Vận tải đường biển có giá thành thấp.

Bên cạnh đó, phương thức vận tải này cũng có một sốnhược điểm như sau:

• Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải;

• Chứa đựng nhiều rủi ro hàng hải (mắc cạn, đâm va, cháy);

• Tốc độ vận chuyển thấp (14 – 20 hải lý/ giờ).

2.2.4. Cơ sởpháp lý liên quan đến vn ti bin

Các điều ước quốc tế chính về vận tải đường biển gồm:

Quy tắc Hague năm 1924

Có tên gọi chính thức là công ước Brussels về thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, được ký ngày 25/08/1924 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 02/06/1931. Công ước Brussels được sửa đổi sau đó bởi Nghịđịnh thư Visby, được ký ngày 23/02/1968 và bắt đầu có hiệu lực ngày 23/06/1977. Việc áp dụng thống nhất Quy tắc Hague và Nghịđịnh Visby dẫn đến sựra đời của Quy tắc Hague – Visby.

Công ước Hamburg

Có tên chính thức là Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, được thông qua tại Harmburg ngày 30/03/1978 và có hiệu lực từ ngày 01/11/1993.

Các công ước và quy tắc nêu trên có sự khác biệt nhau trong phạm vi áp dụng. Ví dụ nếu như Quy tắc Hague –Visby được áp dụng khi nơi phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) hoặc cảng xếp hàng nằm trên lãnh thổ của nước thành viên, thì quy tắc Hamburg được áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc cảng dở hàng nằm trên lãnh thổ của nước thành viên. Như vậy, Quy tắc Hague – Visby sẽkhông được áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển từ một cảng nằm ngoài lãnh thổ của một nước thành viên đến một cảng nằm trên lãnh thổ của một nước thành viên. Trong trường hợp tương tự, Quy tắc Hamburg lại được áp dụng.

Hay một ví dụkhác, theo quy định của Quy tắc Hague, người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm từ thời điểm hàng hóa được bắt đầu xếp lên tàu, cho đến thời điểm hàng hóa được bốc dỡ xong khỏi tàu. Trong khi Quy tắc Hamburg thì trách nhiệm được mở rộng hơn, từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở tại cảng xếp hàng, trong cảquá trình đi biển và tại cảng dỡ hàng.

Đối với Việt Nam, hiện nay đang là thành viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, đồng thời đã tham gia vào khá nhiều các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải như:

• Công ước Vienne 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này được lập ra hệ thống chung cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm giảm thiểu những xung đột trong các giao dịch thương mại quốc tế.

• Tập quán thương mại quốc tếIncoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Incoterms cung cấp bộ quy tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại trong hoạt động

ngoại thương, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển, Việt Nam chưa tham gia vào Quy tắc Hague, Quy tắc Hague – Visby hay Quy tắc Hamburg. Mặt khác, dù có tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo Quy tắc Rotterdam, Việt Nam cũng chưa ký tham gia Quy tắc này.

Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến vận tải biển như:

Lut Hàng hi Vit Nam 2005

Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Trong đó, nêu rõ quy định nguyên tắc ưu tiên áp dụng các quy định của Bộ luật Hàng hải.

Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải thì áp dụng quy định của Bộ luật này. (Bộ luật Hàng Hải Việt Nam, 2005, Điều 2, Chương 1).

Luật Thương mại 2005

Bộ luật này nói về phạm vi hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích sinh lời. Luật Thương mại quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại như nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại.

Quy định căn cứ tính thuế xuất khẩu, thếu nhập khẩu đối với hàng hóa, được ban hành vào ngày 14/06/2005.

Quyết định 1951/QĐ – BTC

Quyết định này do Tổng cục Hải quan ban hành vào ngày 19/12/2005 nhằm đưa ra các quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.

Ngh định 140/2007/NĐ – CP

Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.

2.2.5. Các loi hình giao nhn hàng hóa xut nhp khu bằng đường bin

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)