Đánh giá chung về lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 83 - 87)

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan thì tốc độtăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã liên tục tăng trong các năm từ 2014 đến 2016, tuy nhiên mức độ này không cao. Cụ thể là trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 162.11 tỷUSD, tăng 7,9% so với năm 2014. Con số này tiếp tục tăng trưởng lên cột mốc 176.63 tỷUSD, tương ứng với tỉ lệ 9%. Một nhân tốđóng góp rất lớn vào sựtăng trưởng này là khối doanh nghiệp FDI với kim ngạch xuất khẩu gần 123.93 tỷ USD, chiếm khoảng 70.16% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước. Đây thực sự là một con số rất lớn. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các công ty thuộc khối FDI có sự sụt giảm về tỉ lệtăng trưởng, khiến cho tỉ lệtăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước cũng giảm theo. Tuy nhiên, nhìn chung thì khối FDI vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển giao nhận hàng hóa, trong đó có Công ty

Interlogistics. Biểu đồdưới đây sẽ thể hiện rõ hơn những con sốliên quan đến kim ngạch xuất khẩu phân chia theo khối doanh nghiệp trong các năm từ2014 đến 2016.

Hình 5.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo phân chia theo khối doanh nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về thịtrường hàng hóa xuất khẩu thì trong cảba năm 2014 - 2016, khu vực châu Á vẫn là điểm đến chủ yếu, với kim ngạch hơn 85.28 tỷ USD, chiếm 48.3 % tổng kim ngạch cảnước năm 2016. Tiếp theo đó là thịtrường Hoa Kỳ và các thịtrường khác. Mặt hàng xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là linh kiện điện tử, điện thoại, hàng dệt may, máy móc phụ tùng; trong đó chiếm tỉ trọng cao nhất là mặt hàng linh kiện điện tử, điện thoại với tỉ trọng 27.1% tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu. Sau đây là biểu đồhình tròn được trích dẫn từ Tổng cục Hải quan vềcơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm 2016.

101.6 110.59 123.93 48.5 51.52 52.7 0 20 40 60 80 100 120 140 2014 2015 2016 Đơ n vị tí nh : T ỷ US D

Hình 5.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Vềcơ bản, có hai loại hình thức chủ yếu để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu là đường biển và đường hàng không. Đối với các nhóm mặt hàng công nghệcao như linh kiện điện tử hay điện thoại thì phương thức xuất khẩu chủ yếu là đường hàng không. Còn các mặt hàng còn lại đến với tay khách hàng thông qua vận chuyển đường biển. Nếu xét một cách tổng quan nhất thì hàng hóa xuất khẩu thông qua loại hình này sẽ chiếm hơn 50% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Chính vì vậy, hiện nay và trong tương lai, việc vận chuyển bằng đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng trong giao thương giữa Việt Nam với các nước thế giới.

27.10 18.80 14.90 10.20 8.00 5.60 5.50 4.80 2.602.50

Điện thoại các loại và linh kiện Hàng dệt, may Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Giày dép các loại Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác Hàng thủy sản

Gỗ và sản phẩm gỗ Phương tiện vận tải và phụ tùng

Bên cạnh đó, Chính phủcũng đã ban hành những nghịđịnh về việc phát triển ngành dịch vụ logistics, mà nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng các cơ sở vật chất vận tải biển, nhằm tạo một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp khối ngành sản xuất và dịch vụ.

Đến năm 2020, phát triển dịch vụlogistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốc gia; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đến năm 2030, phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5 – 10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia – GDP. (Quyết định số 169/ QĐ – TTG, 22/01/2014)

Singapore có chính phát triển dịch vụ logsitics từ rất sớm và đầu tư vào hệ thống cảng trung chuyển container quốc tế. Cho đến nay, nó đã trở thành một cảng trung chuyển nhất nhì thế giới. Trên thực tế, Việt Nam có một lợi thế về vịtrí địa lý hàng hải hơn so với các nước lân cận, có thể nói là ngang tầm với Singapore. Tuy nhiên,. Chính vì vậy, mặc dù mới được Chính phủ chú trọng phát triển gần đây, mà điển hình nhất là cụm cảng Thị Vải – Cái Mép ở khu vực phía nam, nhưng triển vọng về việc trởthành nơi trung chuyển hàng hóa container lớn trên thế giới là điều khảthi. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có thể giảm một phần chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đi các nước khác.

Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu được xếp dỡ tại cảng nước sâu tại Việt Nam, không phải chuyển tải tại các cảng nước ngoài, hàng năm GDP của nước ta sẽtăng thêm 2,25 tỷUSD. Trong đó, 250 triệu USD tiền cảng phí, phí xếp dỡ; 1 tỷ USD chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới các cảng chuyển tải; 1 tỷ USD do cắt giảm cước phí vận chuyển của các nhà xuất nhập khẩu khi xếp hàng tại Cái Mép,

thay vì trung chuyển tai các nước trong khu vực. (NhữĐình Thiện, Tổng thư ký Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Visaba, 2016).

Qua những tính toán trên, ta thấy được tiềm năng phát triển xán lạn của ngành vận tải biển, cũng như ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam sau này. Chắc chắn không chỉ riêng công ty Interlogistics, mà tất cả các công ty giao nhận khác sẽ xem loại hình giao nhận này là mục tiêu để họ tập trung nguồn lực phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 83 - 87)