Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 68)

Trong những năm qua, công ty Interlogistics đã liên tục tìm kiếm đối tác đại lý giao nhận ởcác nước sở tại nhằm mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Hiện tại, công ty đã có thể tổ chức tốt hoạt động giao nhận hàng hóa của mình ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là thị trường châu Á. Mặt khác, với xu hướng như hiện nay, các khách hàng thường xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước thuộc châu Á, thì với khảnăng cung ứng dịch vụ vận chuyển ngày một cải thiện đến các địa điểm này, chắc chắn Interlogistic sẽ giành được thiện cảm trong tâm trí các khách hàng hơn nữa. Tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang các thịtrường trong năm 2016 sẽ được thể hiện thông qua bảng 4.8 dưới đây.

Bảng 4.8.Doanh thu và cơ cấu tỷ trọng các thịtrường xuất khẩu từnăm 2014 đến năm 2016

Thị trường

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Châu Mỹ 7,088,817,230 24.74 7,585,845,879 21.08 7,966,133,382 17.39 Châu Âu 5,106,011,440 17.82 7,751,381,415 21.54 12,992,713,723 23.47 Châu Á 13,063,022,534 45.59 16,913,413,488 47.00 28,249,602,952 48.03 Khác 3,395,411,648 11.85 3,735,345,362 10.38 6,150,364,272 11.11 Tổng cộng 28,653,262,852 100 35,985,986,144 100 55,358,814,328 100

Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất

Qua bảng số liệu, ta thấy được châu Á luôn là thịtrường đem lại nguồn thu nhập lớn cho công ty, khi luôn có mức tỉ trọng cao qua các năm, đặc biệt trong năm 2016 chiếm một nửa

doanh thu. Bên cạnh đó, thịtrường châu Âu những năm trước luôn có tỉ trọng thấp, thì bước sang năm 2015 và 2016 có sự chuyển biến tích cực hơn, cụ thể là doanh thu đến từ việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến các nước trong khu vực này vào năm 2016 đã tăng 7,886,702,283 đồng so với năm 2014. Lý do là vì một sốđối tác FDI như công ty Acrowel hay Unired thường xuyên có hàng đi các tuyến này, đặc biệt là Hà Lan. Tuy nhiên, doanh thu từ thịtrường Châu Mỹ tăng không cao, thậm chí có dấu hiệu chững lại qua các năm. Trên thực tế, điều này không khó để lý giải. Giá dịch vụ vận tải của Interlogistics đến châu Mỹ, cụ thể hơn là Hoa Kỳ, tương đối cao và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ giao nhận khác. Mặt khác, công ty cũng không có nhiều đối tác đại lý ở khu vực này, nên có sự hạn chế về tuyến vận tải. Vì vậy, hầu hết chỉ có những khách hàng lâu năm thì mới sử dụng dịch vụ của Interlogistics để vận chuyển hàng đến nơi này, một trong sốđó là Dak Nguyên Hồng – một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ mật ong. Các thịtrường còn lại như Úc, New Zealand, các nước châu Phi đều được xếp vào mục thịtrường khác, với tỉ lệdoanh thu luôn đứng ở vị trí cuối và cũng có sựtăng trưởng đều qua các năm.

4.2.3. Cơ cấu mt hàng giao nhn xut khu

Ở mảng dịch vụ giao nhận vận tải bẳng đường biển, Interlogistics hầu như chỉ cung cấp hai loại hình là FCL và LCL.

Bảng 4.9. Doanh thu theo loại hình giao nhận vận tải đường biển của Công ty Interlogistics trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016.

LOẠI HÌNH GIAO NHẬN

NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng FCL 14,750,699,716 51.48 17,705,105,183 49.20 27,513,330,721 49.70 LCL 13,902,563,136 48.52 18,375,822,722 50.80 27,845,483,607 50.30 Tổng cộng 28,653,262,852 100 35,985,986,144 100 55,358,814,328 100

Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất

Tổng doanh thu của hai loại hình này từnăm 2014 đến 2016 đã tăng nhanh một cách đáng kể, giữ vững được tỉ trọng lớn nhất trong số tất cả các dịch vụ mà Interlogistics cung cấp. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy sự chuyển dịch nhỏ giữa hai loại hình giao nhận trong 03 năm trở lại đây. Phương thức gửi hàng lẻ(LCL) trong năm 2014 thấp hơn so với FCL, nhưng đến qua năm 2015 và 2016 đã vượt trôi hơn. Lý do là vì vào những năm trước Interlogistics chưa có hệ thống đại lý mạnh ởcác nước, thêm nữa đó là giá thành khá cao. Mặt khác, dự án TBS Tân Vạn – giúp cắt giảm chi phí và thời gian vận chuyển cho những đơn hàng lẻ của khách hàng –cũng chỉ mới đưa vào triển khai từnăm 2015. Hơn nữa, Ban Giám Đốc cũng dần thay đổi chiến lược tập trung cung cấp dịch vụ xuất hàng lẻhơn, vì nó mang lại tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với FCL. Chính vì vậy, khoảng thời gian từ 2014 trở về trước, mặt hàng LCL vẫn chưa thật sự nhỉnh hơn so với FCL.

Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không quá lớn, bởi vì dự án TBS Tân Vạn hiện giờ vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Các khách hàng vốn dĩ đã quen với thủ tục và trình tự xuất hàng từ cơ sở của họđến thẳng Cát Lái, nên khi đề cập đến vấn đềthay đổi hành trình thì họ tỏ ra rất e ngại. Thêm vào đó, những người tiếp xúc trực tiếp với Interlogistics hầu hết đều không có quyền quyết định thay đổi cách thức xuất hàng. Chỉ duy nhất một sốkhách hàng lâu năm mới chấp nhận thay đổi. Trong tương lai, nếu có thể thuyết phục được nhiều khách hàng hơn nữa sử dụng dịch vụ tại TBS Tân Vạn, thì doanh thu giữa hai loại hình LCL và FCL sẽ có thể có sự chênh lệch khá đáng kể về doanh thu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 68)