Các loại hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

Giao nhn hàng nguyên container

Giao nhận hàng nguyên container hay giao nhận hàng FCL – Full Container Load – là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng có trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủđểchwua đầy một hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi nhận

Giao nhận hàng nguyên container gồm có các loại container như 20’, 40’, 40’HC, 45’; 20RF, 40RF; 20OT, 40OT (Open Top – Container có nóc rời); 20GOH, 40GOH (Garment On Hanging – Container có móc treo). Sau đây là một số công việc khi giao nhận hàng nguyên container đối với hàng xuất và nhập khẩu.

Xuất khẩu

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào đơn đặt lịch tàu (Booking Note) và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đai lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng hóa xuất khẩu (Cargo List)

- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container rỗng, người đặt lịch tàu đi đổi lệnh để lấy container rỗng và seal cho mình. - Chủ hàng lấy container rỗng về kho của mình hoặc kho của khách

hàng đểđóng hàng, đồng thời mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, hun trùng và giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong thì tiến hành niêm phong kẹp chì container (seal).

- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho hãng tàu tại bãi CY – Container Yard, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu và lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) sạch. - Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Biên lai thuyền phó đểđổi

lấy vận đơn.

Nhập khẩu

- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of Arrival), người nhận mang vận đơn gốc (Original Bill of Lading) và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu lấy D/O

- Mang D/O đến hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng ký kiểm hóa.

- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từđến văn phòng quản lý của tàu và thương vụ cảng để xác nhận D/O. - Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

Giao nhận hàng lẻ hay còn gọi là giao nhận hàng LCL –Less than a Container Load. Đây là hình thức giao nhận mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng không có đủ hàng để đóng nguyên một container, thì họ có thể gửi theo phương pháp hàng lẻ nhằm giảm chi phí vận chuyển. Khi đó, công ty dịch vụ giao nhận sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻkhác nhau, sau đó phân loại, đóng chung vào một container, rồi thu xếp vận chuyển đến cảng đích. Việc kết hợp đóng các lô hàng lẻnhư vậy gọi là gom hàng (consolidation).

Khi giao hàng lẻ LCL, chủ hàng sẽ phải chở hàng của mình đến giao cho người nhận tại người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra container. Khi gửi hàng, người giao nhận sẽ cấp một vận đơn gom hàng – House Bill of Lading (HB/L) cho chủhàng, còn người chuyên chở thực sự sẽ cấp cho người giao nhận một vân đơn thực (LCL/LCL). Vận đơn này có chức năng tương tựnhư vận đơn theo cách gửi nguyên container (FCL/FCL), hàng hóa được đóng tại bãi. Sau đây là một số công việc giao nhận đối với hàng lẻ xuất và nhập khẩu:

Xuất khẩu

- Người gửi hàng hoặc người nhận ủy thác gửi hàng mang hàng đến giao cho người vận tải tại CFS quy định và lấy House Bill of Lading - Người chuyên chở hoặc người gom hàng sẽđóng các lô hàng lẻđó vào

container sau khi đã kiểm hóa và niêm phong kẹp chì.

- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.

Nhập khẩu

- Chủ hàng sẽ mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định, nộp tiền lưu kho, phí bốc xếp và lấy biên lai.

- Mang biên lai phí lưu kho, 03 bản D/O, hóa đơn – invoice và danh sách hàng hóa – packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O

- Chủ hàng xuống kho tìm vị trí cảng, tại kho lưu 1 bản D/O, mang 2 D/O còn lại tới thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho

- Chuyển 02 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng hàng hóa chờ Hải quan kiểm tra

- Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục Hải quan”, hàng được xuất kho ra khỏi cảng và đem về kho của chủ hàng.

Giao nhn hàng kết hp

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCLTùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

• Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

• Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủhàng và người chuyên chởcũng có sựthay đổi cho phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên container, nhưng khi nhận thì trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chởnhư pháp gửi hàng lẻ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập s liu

Phương pháp này được thực hiện dựa các thông tin từ các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các tài liệu do tác giả tự thu thập, ghi chép lại trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, còn có các số liệu, thông tin dựán, báo cáo thường niên được cung cấp từ các phòng ban của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế

Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Các nguồn thông tin thứ cấp bao gồm các bài nghiên cứu và báo cáo khoa học, bài báo, tạp chí khoa học, sách tham khảo và các tài liệu khác liên quan đến chuyên ngành logistics và ngoại thương quốc tế. Ngoài ra, những số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu hằng năm cũng được tác giả thu thập từthông tin do các cơ quan Chính phủ cung cấp như: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, Hải quan Việt Nam

Phương pháp thu thập số liệu giúp cho tác giả xây dựng các luận điểm, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa hiện nay tại Việt Nam, cũng như tình hình kinh doanh lĩnh vực giao nhận vận tải tại đơn vị thực tập. Từđó có thểnhìn rõ được vấn đề cần nghiên cứu trong bài viết này hơn.

3.2. Phương pháp phân tích, so sánh

Xuất phát từ những nội dung đã thu thập và định hướng đề tài ban đầu, tác giả đã sử dụng những phương pháp dưới đây để nghiên cứu đề tài:

1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: xem xét những ý chính, thông tin chính trong các tài liệu thu thấp được.

2.Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích từ những ý chính đã sàng lọc để thấy được các hiện tượng kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu; thực trạng hoạt động bán cước và cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

3.Phương pháp so sánh, thống kê: Bên cạnh đó, tác giảcũng sử dụng phương pháp so sánh, thống kê các số liệu đểđánh giá kết quả, xác định vịtrí và các xu hướng biến động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016. Từ đó có thể suy ra các xu hướng trong tương lai, cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam nói chung, cũng như tại Công ty Interlogistics nói riêng. Phương pháp so sánh được sử dụng trong bài nghiên cứu này chủ yếu là phương pháp so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai hoặc ba kỳ khác nhau (so sánh giản đơn). Nội dung so sánh được sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm:

• So sánh giữa số liệu thực hiện được tại kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước để thấy được sựtăng giảm của các chỉtiêu đề ra.

• So sánh giữa số liệu thực hiện được tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu được đề ra từ đầu năm để thấy được mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh lĩnh vực giao nhận của Công ty Interlogistics.

CHƯƠNG 4: KẾT QU NGHIÊN CU

4.1. Gii thiu chung v Công ty C phn Giao nhn và Tiếp vn Quc tế Interlogistics Quc tế Interlogistics

4.1.1. Lch s hình thành và phát trin

Công ty Cổ phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc TếInterlogistics trước đây là một thành viên trong hệ thống của Interlink Group – nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và tiếp vận quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các “sân chơi” quốc tế dẫn dến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu thế phát triển chung của ngành giao nhận Việt Nam, vào năm 2005 Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tếra đời sau khi tách khỏi hệ thống của Interlink Group. Công ty có nguồn vốn kinh doanh là 100% vốn trong nước và được độc lập thực hiện các hoạt dộng kinh doanh, tài chính và tổ chức nhân sự. Từnăm 2005 đến nay, Interlogistics đã trở thành một thương hiệu mạnh và được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nuớc.

Căn cứ pháp lý của Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics:

• Tên doanh nghiệp trong nuớc: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ TIẾP VẬN QUỐC TẾ

• Tên giao dịch quốc tế: INTERNATIONAL LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY

• Tên viết tắt: INTER LOGISTICS JSC

• Trụ sở chính: Tầng 5 Tòa nhà Cảng Sài Gòn, số 03 duờng Nguyễn Tất Thành, phuờng 12, quận 04, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

• Ðiện thoại: (84.8) 39435899. Fax: (84.8) 39435898

• Mã số thuế: 0303957341

• Email: info@interlogistics.com.vn

• Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Quá trình phát triển của Interlogistics bao gồm các cột mốc quan trọng sau đây:

• Năm 2005: Thành lập Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics, đạt chứng nhận ISO 9001:2000 của TUV

• Năm 2006: Đạt giải thưởng danh hiệu mạnh Việt Nam

• Năm 2007: Trởthành đại lý của PCI (Pacific Concord INTL)

• Năm 2008: Được công nhận là Đại lý hải quan chính thức của Hải Quan thành phố Hồ Chí Minh. Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) và hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế FIATA

• Năm 2011: Trởthành đối tác của AWS ở Việt Nam

• Năm 2012: Thành lập chi nhánh ở Hà Nội

• Năm 2013: Khai trương Hub ở Hà Nội

• Năm 2014: Khai trương Depot Nhơn Trạch

• Năm 2016: Thành lập chi nhánh ở Hải Phòng

Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics hoạt dộng trong các lĩnh vực sau:

• Vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và duờng biển (hàng lẻ và hàng nguyên container);

• Giao nhận hàng nghệ thuật;

• Ðại lý giao nhận;

• Kinh doanh vận tải đa phương thức;

• Xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và đóng gói hàng hóa.

Không chỉ tập trung vào vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển mà công ty còn khai thác vận chuyển hàng không, tổ chức việc gom hàng, luu kho hàng hóa. Với mối quan hệ rộng, hệ thống mạng luới đại lý của công ty luôn đuợc lựa chọn để nâng cao chất luợng dịch vụ, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nuớc.

4.1.2. Chức năng và nhim v ca công ty

Công ty Cổ Phần Giao Nhận và Tiếp Vận Quốc Tế Interlogistics là một công ty cổ phần 100% vốn trong nuớc, hạch toán độc lập kể từnăm 2005. Công ty hoạt động theo giấy phép đã đăng ký theo luật doanh nghiệp Việt Nam và có những chức năng và nhiệm vụchính như sau:

Chức năng

Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hóa, môi giới vận tải, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan, dịch vụ chứng từ, bảo hiểm hàng hóa thương mại, cho thuê kho, đại lý giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, làm các dịch vụ liên quan đến ngành vận tải. Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và dịch vụ cho công ty, đảm bảo trang thiết bị, đổi mới trang thiết bị, mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc hạch toán kinh tế trang trải nợđã vay và làm tròn nghĩa vụđối với ngân sách nhà nước. Được yêu cầu cơ quan pháp luật, quản lý nhà nước và công ty bảo vệđảm nhiệm các quyền và nghĩa vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước theo luật định. Công ty Interlogistics sẽ thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng.

Nhim v

Để có thể đứng vững được trong một môi trường đầy sức ép cạnh tranh, công ty đã đưa ra những nhiệm vụcơ bản trước mắt như sau:

• Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghềđã được cấp giấy phép và chấp hành đày đủ chếđộ do pháp luật quy định vê hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao động – tiền lương.

• Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh nhằm đi đúng mục đích và nội dung hoạt động của công ty.

• Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các Công ty trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

• Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả

• Mở rộng thịtrường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tích cực thâm nhập thịtrường mới tiềm năng.

• Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo và giữ các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, nhằm tạo tiền đề để đưa công ty phát triển đi lên.

• Chịu trách nhiệm trước Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam và trước khách hàng về chất lượng dịch vụ các hoạt động giao nhận mà công ty đang cấp hiện nay

• Báo cáo thống kê, báo cáo định kỳtheo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo, công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin đểđánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty.

• Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng ngoại thương và các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động của công ty.

• Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, quản lý ngoại hối, tài sản, kế toán, hạch toán và các chếđộkhác do Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định.

• Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các chếđộ vềlương, thưởng và cam kết sử dụng lao động theo đúng bộ luật lao động hiện hành, đảm bảo công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động tại công ty.

• Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ chi phí phụ cấp, chăm sóc đời sống vạt chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên.

• Thực hiện nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước đối với loại hình kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty

4.1.3. B máy t chc ca công ty.

Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics hiện nay có tất cả 09 phòng ban gồm kinh doanh xuất, phòng kinh doanh nhập, phòng Marketing tổng hợp, phòng vận tải quốc tế (phụ trách chứng từ), phòng hiện trường, phòng kế toán, phòng dự án, phòng Co-

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Tiếp vận Quốc tế Interlogistics chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)