Hiện nay, Interlogsitics đang thực hiện 02 dự án chính đó là: TBS Hub Tân Vạn và Depot Long Thành –Cảng Cái Mép, nhằm mục đích đem lại các lợi ích thiết thực cho khách hàng có nhu cầu xuất hàng hóa đi bằng đường biển.
❖ Dự án TBS Hub Tân Vạn
ICD TBS Tân Vạn là một trung tâm logistics mới do tập đoàn TBS Group đầu tư và quản lý. Với tổng diện tích lưu trữ xấp xỉ 220,000 m2, đặt tại một vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm kinh tế năng động nhất Việt Nam, cùng với đó là các dịch vụ logistics đa dạng và chuyên nghiệp như thông quan nội địa, dịch vụ cho thuê kho, quản lý kho…ICD TBS Tân Vạn là dự án tiên phong kết hợp giữa mô hình cảng khô (ICD) và trung tâm logistics vào chung một địa điểm, góp phần đem lại các lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Interlogistics đã kí kết và sử dụng các
dịch vụ ở TBS Hub Tân Vạn từ năm 2015, với mục đích cắt giảm chi phí và thời gian cho khách hàng có nhu cầu xuất hàng lẻ đi các tỉnh nội địa hoặc sang nước ngoài. Đối với hàng lẻ xuất đi nước ngoài (LCL), thay vì các khách hàng sẽ phải dùng xe của mình hoặc thuê xe vận tải cỡ vừa và nhỏ để chở hàng hóa xuống địa điểm đóng hàng là cảng Cát Lái, thì nếusử dụng dịch vụ này, Interlogistics sẽ gom hàng của từng khách tập trung tại ICD TBS Tân Vạn. Sau đó, nhân viên của Interlogistics sẽ giúp khách hàng đóng hàng hóa của họ lên trên cùng một container, rồi mới vận chuyển xuống cảng Cát Lái. Điều này giúp khách hàng chỉ cắt giảm gần một nửa đoạn đường vận chuyển, kéo theo đó là chi phí và thời gian cũng sẽ giảm theo. Mặt khác, thời gian cắt máng (cut-off time) tại ICD TBS Tân Vạn hoàn toàn giống với cảng Cát Lái là 17 giờ chiều mỗi ngày, nên nếu thời gian vậnchuyển giảm thì khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn để chuẩn bị hàng hóa. Đối với xã hội, dự án này giúp giảm sự ùn tắc và ô nhiễm môi trường tại các tuyến đường dẫn đến cảng Cát Lái, đặc biệt là ở Xa Lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, và Nguyễn Thị Định.
Hình 4.2. Vịtrí địa lý và khoảng cách giữa ICD TBS Tân Vạn đến các khu công nghiệp ởĐồng Nai và Bình Dương
Nguồn: TBS Group
Các gói ưu đãi của Interlogistics nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ tại ICD TBS Tân Vạn hiện nay bao gồm: giảm một nửa giá cước vận chuyển từ kho khách hàng xuống địa điểm tập kết và miễn phí lệ phí thông quan trong 03 tháng đầu sử dụng. Khoảng thời gian này có thể được tăng lên tùy theo sự thỏa hiệp trong lúc đàm phán kí kết hợp đồng. Ngoài ra,
Interlogistics chỉ đang cung cấp các tuyến đường chính và có lợi thế cạnh tranh cao so với các đối thủ khác nhưtuyến Bangkok, Busan, Shanghai và các tuyến châu Á khác. Tuy nhiên, vì dự án này khá mới mẻ và chỉ đi vào hoạt động chưa lâu, nên về tính hiệu quả vẫn chưa cao. Thêm vào đó, các chiến dịch nhằm đưa thông tin ra bên ngoài thị trường cũng còn rất hạn chế, nên
nhiều khách hàng hiện nay vẫn chưa hề biết có dịch vụ gom hàng lẻ giúp giảm chi phí và thời gian này.
❖ Dự án Depot Nhơn Trạch –Cảng Cái Mép
Đây cũng là một dự án nhằm giúp giảm tình trạng kẹt xe và quá tải ở cảng Cát Lái hiện nay. Vào khoảng thời gian năm 2010, khi nhận thấy được tình trạng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào cảng Cát Lái tăng lên hằng ngày, gây ra các bất cập trong quá trình vận chuyển, Ban Giám Đốc công ty đã chủ động đề xuất dự án thay đổi tuyến đường di chuyển container, từ kho của khách hàng đến cảng Cái Mép. Đây là một trong các cảng nước sâu của Việt Nam hiện nay, cho phép các tàu có trọng tải 160,000 DWT, sức chở lên tới 18,300 TEU cập cảng (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, 2017, đoạn 1). Cảng Cái Mép giúp kết nối với các khu công nghiệp ở Bà Rịa –Vũng Tàu, Đồng Nai và các tỉnh lân cận khác thông qua tỉnh lộ 965 và quốc lộ 51.
Trên thực tế, khi container được thông quan đến cảng Cát Lái như thường lệ, thì cũng sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian để đưa container này xuống tàu nhỏ hơn, để chở ra cảng Cái Mép –nơi các tàu có trọng tải lớn hơn, đủ điều kiện để chuyên chở hàng hóa ra biển. Chính vì vậy, thay vì phải mất nhiều công đoạn để có thể lên chuyến tàu chính thức đi từ Việt Nam sang các nước sở tại, thì việc di chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp ở Đồng Nai như khu công nghiệp Sông Mây; Nhơn Trạch 1,2,3,4; đến thẳng cảng Cái Mép là điều cần thiết.
Hình 4.3. Bản đồ so sánh khoảng cách địa lý giữa các khu công nghiệp đến cảng Cái Mép với cảng Cát Lái.
Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất Công ty Interlogistics
Vào thời điểm đó, có một thực trạng gây cản trở nữa đó là thiếu depot chứa container gần khu vực cảng Cái Mép, nên Interlogistics phối hợp cùng Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa – ICD Biên Hòa thực hiện dự án Depot Nhơn Trạch –Cảng Cái Mép để góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng biển về nhà máy và ngược lại (Hương Dịu, 2014). Trong thời gian đầu, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các hãng tàu đưa container rỗng về Depot Nhơn Trạch. Lý do được đưa ra là vì các hãng tàu e ngại các tuyến đi này còn mới, sẽ không có khách hàng nào sử dụng. Việc đưa các container rỗng về Depot Nhơn Trạch sẽ gây ra sự lãng phí, khi mà ở các khu vực khác gần Cát Lái hay ICD lân cận đang thiếu container. Tuy nhiên, sau một thời gian thương lượng thì cũng đã có vài hãng tàu chấp nhận điều này như NYK, Maesk Line…và sắp tới con số này sẽ tăng hơn nữa. Điều này chứng tỏ
dự án này đang phát huy hiệu quả và tạo dựng được niềm tin với cả các hãng tàu và khách hàng ở khu vực lân cận.