Để có thể nâng cao, hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ logistics nói chung, cũng như ngành vận tải biển nói riêng trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giảm chi phí và thời gian chuyển, thúc đẩy quá trình hội nhập giao lưu với các nước, tác giả có những kiến nghịsau đối với Nhà nước:
❖ Xây dựng, đầu tư hợp lý các cảng biển và hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan
Hiện nay, tình trạng các cảng biển liên tục được mở ra, tuy nhiên lại xảy hiện tượng phần lớn các cảng không có hàng, một số thì lại đang quá tải. Lý do chủ yếu là vì hệ thống giao thông xung quanh cảng phát triển không đồng bộ và bản thân cảng đó không có đầy đủ các chức năng hậu cần. Theo lộ trình quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải thì tới năm 2020 sẽ có thêm 26 cảng mới đi vào hoạt động ở khu vực Cái Mép – Thị Vải, nên sẽ có tình trạng cung vượt cầu. Vì vậy, các cơ quan ban ngành cần xem xét lại để tập trung nguồn vốn xây dựng các cảng biển có tích hợp các chức năng hậu cần khác giống như cảng Cát Lái, cùng với đó là nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh kết nối với các cảng, từ đường bộ đến đường sắt, để dễ dàng vận chuyển hàng hóa hơn.
❖ Siết chặt công tác quản lý tại các cảng
Mặc dù đã được nêu lên trong rất nhiều diễn đàn, bài báo, nhưng tình trạng tiêu cực tại các cảng, đặc biệt là cảng Cái Lái, vẫn được tiếp diễn. Điều này khiến cho doanh nghiệp trong và ngoài nước rất ngán ngẩm khi phải bỏ ra số tiền nhiều hơn so với quy định để hàng hóa của mình được thông quan. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cứng rắn hơn nữa, đồng thời khuyến khích trình báo các hành vi tiêu cực này.
❖ Tạo chính sách khuyến khích các công ty giao nhận có quy mô vừa và nhỏ sáp nhập
Hầu hết các công ty giao nhận ở Việt Nam có quy mô nhỏ và lẻ mà nguyên nhân chính là do nguồn vốn eo hẹp, vì vậy để có thể nâng cao khảnăng cạnh tranh với các công ty giao nhận va dịch vụlogistics nước ngoài, Nhà nước cần có chính sách, chủtrương để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ lẻ sáp nhập, hợp tác với nhau để dần dần nâng cao khảnăng cung ứng dịch vụ, từ 2PL lên 3PL.
Trên đây là tất cả những khuyến nghị mà tôi tựsuy nghĩ dựa trên sự hiểu biết và thực trạng quan sát được trong khoảng thời gian nghiên cứu tại công ty. Chính vì thế, những khuyến nghị trên có thể mang tính chất chủ quan, không mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn. Tôi hi vọng sẽ nhận được những lời đóng góp từ phía các anh chị trong Công ty
Interlogistics cũng như thầy giáo hướng dẫn để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bnews. (2016). Mắt xích phát triển dịch vụ logistics. Truy cập tại: http://www.baomoi.com/mat- xich-phat-trien-dich-vu-logistics/c/21142450.epi
Brad Dechter. (2008). 3PL or Freight Fowarder: What’s in a Name?. Truy cập tại:
http://www.inboundlogistics.com/cms/article/3pl-or-freight-forwarder-whats-in-a-name/ Đỗ Quốc Dũng., Trần Hoàng Giang., Nguyễn Thành Long. (2015). Giao nhận vận tải và bảo
hiểm. Nhà xuất bản Tài chính.
FIATA. (2004). Freight fowarders adopt an official description of “freight forwarding and logistics services”. Truy cập tại: http://fiata.com/uploads/media/CL0406_11.pdf Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật. (2005). Bộ Luật Thương mại Việt Nam. (2005). Truy
cập tại:
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18140 Hương Dịu. (2014). Thêm một giải pháp điều chỉnh lưu lượng hàng tại cảng. Truy cập tại
http://www.baohaiquan.vn/pages/them-mot-giai-phap-gop-phan-dieu-chinh-luu-luong- tai-cang.aspx
Khánh Nhi. (2015). Ngành Logistics của Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/ năm. Truy cập tại http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/nganh-logistic-cua-viet-nam-dang-tang- truong-voi-toc-do-khoang-20-nam-2015091717450936.chn
Margaret Rouse. (n.d). Definition of Logistics. Truy cập tại:
http://searchmanufacturingerp.techtarget.com/definition/logistics
Nguyễn Thúy Hồng Vân., Hồ Thị Thu Hòa., Bùi Thị Bích Liên., Trần ThịThường. (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics của Việt Nam: Thực trạng và đề xuất.
Truy cập tại: http://www.baomoi.com/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong- logistics-cua-viet-nam-thuc-trang-va-de-xuat/c/18706105.epi
TD Group. (2016). Kiến thức cơ bản về logistics và chuỗi cung ứng. Truy cập tại: http://logistics4vn.com/nhung-kien-thuc-co-ban-ve-logistics-va-chuoi-cung-ung/ Thành Huy. (2016). Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nhìn từ lợi ích quốc gia – Bài 1: Có thể làm
lợi hàng tỷUSD/ năm. Truy cập tại http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-
te/201612/cum-cang-cai-mep-thi-vai-nhin-tu-loi-ich-quoc-gia-bai-1-co-the-lam-loi-hang- ty-usdnam-715843/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH TÌM KIẾM VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN