Thức ăn lên men được coi là một trong những phương pháp an toàn sinh học để thay thếkháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi (Kobashi & cs., 2008; Niba & cs., 2009a).
Vai trò của việc bổ sung thức ăn lên men trong chăn nuôi có thể kể ra là: Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột; cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng; kích thích hệ thống miễn dịch đường ruột; giảm độ pH do đó ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, từđó cải thiện hàng rào chức năng của ruột (Niba & cs., 2009a).
Thức ăn lên men được đặc trưng bởi số lượng lớn các vi khuẩn LAB (khoảng 109 cfu/ml thức ăn) và nồng độ axit lactic cao (>150 nM) (Niba & cs., 2009b). Hàm lượng axit hữu cơ cao trong thức ăn lên men đã được báo cáo giúp cải thiện hàng rào chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh ở gà bằng cách tăng nồng độ axit, giảm pH của ruột (Niba & cs., 2009b). Tỷ lệ các chủng
Escherichia coli kháng chlortetracycline giảm đáng kể trong ruột của lợn con cai sữa khi cho ăn thức ăn lên men lỏng, chỉ còn 22,2% so với khi cho ăn thức ăn thô là 88,9% (Kobashi & cs., 2008). Missotten & cs. (2015) cho rằng, lợi ích chính của
việc sử dụng thức ăn lên lỏng cho lợn là cải thiện vềnăng suất, đây là chiến lược hiệu quả trong việc thay thế việc sử dung kháng sinh làm chất kích thích trăng trưởng ở lợn. Tác dụng có lợi đã được quan sát ở lợn sữa, lợn cai sữa và lợn vỗ béo. Sự cải thiện đáng kểnày là liên quan đến tỷ lệ mầm bệnh có trong dạ dày và ruột lợn. Lợn con sơ sinh có hệ tiêu hóa vô trùng và có hệ vi sinh vật đặc trưng thông qua tiếp xúc với lợn mẹ và môi trường. Vì vậy, giai đoạn ngay sau khi sinh là giai đoạn quan trọng nhất để thiết lập hệ vi sinh vật có lợi ổn định trong đường ruột. Do đó, cho lợn nái ăn thức ăn lên men sẽ ảnh hưởng có lợi đến quần thể vi sinh vật đường ruột của lợn con. Lợn con từ lợn nái cho ăn thức ăn lên men có số lượng coliform trong phân thấp hơn so với lợn con sinh ra từ lợn nái có chếđộăn bình thường và có số lượng vi khuẩn probiotic cao hơn (Missotten & cs., 2015). Theo Missotten & cs. (2015), việc sử dụng thức ăn lên men lỏng có ảnh hưởng tốt đến năng suất của lợn con cai sữa, tăng trọng ở loạn con tăng 22,3% và cải thiện 10,9% về hiệu quả sử dụng thức ăn. Theo Jensen & Mikkelsen (2001) lợn thịt cho ăn thức ăn lên men đã cải thiện 4,4% về tăng trọng và 6,9% về hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn được ăn thức ăn lên men cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thịt do việc chuyển đổi tryptophan trong ruột thành indode thay là skatole, dẫn tới giảm nồng độ skatole trong mỡ lưng của lợn và do đó làm giảm chất béo của lợn đực vỗ béo (Pedersen & Stein, 2010)
Các nghiên cứu trên gia cầm cũng cho thấy việc sử dụng thức ăn lên men đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Yamamoto & cs. (2007) báo cáo rằng gà thịt khi cho ăn thức ăn lên men bằng Aspergillus awamori đã cải thiện rõ rệt về tăng trọng và giảm tỷ lệ mỡ bụng so với ăn thức ăn hỗn hợp. Theo Wu & cs. (2015) khi bổ sung thức ăn lên men bằng Aspergillus niger vào chế độ ăn cho gà thịt có thể cải thiện khả năng chống oxy hóa, nó làm giảm malondialdehyde và tăng hoạt động superoxide dismutase, tuy nhiên, ảnh hưởng đến hiệu suất sinh trưởng là không đáng kể. Trong thức ăn lên men có nhiều vi khuẩn LAB và nồng độaxit lactic cao, do đó có thể làm cho gà ít bị nhiễm Salmonellahơn (Heres & cs., 2003).