Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản phẩm sắn Việt Nam có nhu cầu cao đối với thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm gần 10 triệutấnsắn củ tươi, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30%
cho tiêu thụ trong nước. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan (Faostat, 2018). Sắn không những là nguồn lương thực, thực phẩm cho người và gia súc mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng có giá trị cho các ngành công nghiệp khác như: dệt, lương thực, dược, chế biến nước giải khát, cồn... Tinh bột sắn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm khác nhau. Chính vì vậy trong những năm gần đây ở nước ta nhiều nhà máy sản xuất và chế biến tinh bột sắn ra đời. Theo tính toán để sản xuất được 1 kg tinh bột sắn cần sử dụng 3-4 kg nguyên liệu và lượng chất thải rắn thải ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn chiếm 20-30% lượng sắn củ sử dụng gồm bã thải, vỏcáy, đầu mẩu và mủ sắn. Hiện nay Việt Nam có khoảng 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn với sản lượng từ 1,8 tấn đến 2 triệu tấn tinh bột/ngày, lượng chất thải rắn thải ra từ các nhà máy này khoảng 0,6 triệu tấn/ngày. Khi chất thải không được thu gom và xử lý kịp thời thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sau 48 giờ sẽ tạo ra các khí H2S, NH3, CH4… gây mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thị Hằng Nga & cs., 2016; Le & cs., 2020).
Theo Carta & cs. (1999), trong bã sắn có chứa đến 50% tinh bột, xơ thô từ 21-50%, hàm lượng protein thấp (0,32 -1,61% VCK). Thành phần hóa học của bã sắn khác nhau là do cách chế biến khác nhau và do giống cây trồng khác nhau. Mai Thị Thơm & Bùi Quang Tuấn (2006) cho biết trong bã sắn chứa 8% tinh bột, 15- 20% xơ thô chiếm tới 50% VCK. Theo Nguyễn Hữu Văn & cs. (2008), thành phần hóa học của bã sắn tươi như sau: vật chất khô 11,2%, protein thô 3,6%, NDF 31,2%, khoáng, lipit 0,3%, khoáng tổng số 2,8%, pH 4,21, HCN 26,9 mg/kg tươi. Có thể thấy, độ ẩm trong bã sắn còn khá cao, hàm lượng xơ cao, protein thấp và chứa nhiều độc tố HCN. Vì vậy, để bảo quản và sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi cần có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.
Để tận dụng nguồn bã sắn làm thức ăn chăn nuôi và giảm ô nhiễm môi trường, ở nhiều cơ sở chế biến tinh bột quy mô nhỏ và vừa, người ta tiến hành phơi nắng bã sẵn. Giải pháp này tiết kiệm năng lượng sấy nhưng rất tốn lao động thủ công, tốn nhiều diện tích sân phơi, khô không đều, dễ bị nhiễm nấm mốc mất vệ sinh khi dùng làm thức ăn, giá trị sản phẩm thấp. Mặt khác, trong bã sắn còn chứa chất độc cyanogenic glycoside, hàm lượng protein thấp, hàm lượng xơ cao. Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2003), bã sắn khô có hàm lượng protein rất thấp (2-3%), hàm lượng tinh bột 5-8%, hàm lượng xơ thô cao. Việc sử dụng bã sắn dạng này mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị dinh dưỡng không cao.
Ủ chua là phương pháp đã được nhiều tác giả nghiên cứu để chế biến và bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Bã sắn khi ủđống tự nhiên sẽ tự lên men chua rất mạnh do sự chuyển hóa tinh bột thành axit hữu cơ. Ở một sốcơ sởngười ta đưa bã sắn tươi xuống hốđể tránh mất nước, duy trì độ chua bảo quản. Khi bị mất nước hoặc phơi khô không đảm bảo điều kiện thì bã sắn dễ bị tạp nhiễm nấm mốc và bị phân hủy gây thối. Nguyễn Hữu Văn & cs. (2008) đã tiến hành đánh giá giá trịdinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụgia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Kết quả cho thấy, sau khi ủ, bã sắn có pH và hàm lượng HCN giảm nhanh, hàm lượng protein từ 3,5-5,3% VCK. Đây là biện pháp phù hợp để bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. Tuy nhiên hàm lượng protein trong bã sắn sau khi ủchua tương đối thấp, vì vậy khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc cần bổ sung thêm thành phần khác giàu protein để cân đối khẩu phần ăn. Mặt khác, việc ủ chua bã sắn nếu không đúng quy cách sẽ dễ bịhư hỏng và giảm chất lượng của sản phẩm. Lên men bã sắn bằng vi sinh vật được coi là phương pháp hiệu quả trong việc chế biến làm thức ăn cho gia súc. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men bã sắn cũng như các phụ phẩm khác là Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus niger, Trichoderma sp., một số vi khuẩn, nấm men và các vi sinh vật dạ cỏ (Aro, 2008). Đặc biệt việc kết hợp các vi sinh vật trong lên men đã làm tăng giá trị của bã sắn sau lên men. Aro (2008) đã lên men bã sắn với các công thức khác nhau cùng 4 loài nấm (A.fumigatus, A.niger, A.flavus, S.cerevisiae) và 2 loài vi khuẩn Lactobacillus, sau lên men SSF 14 ngày, thành phần dinh dưỡng của bã sẵn ở các công thức đều được cải thiện rõ rệt so với trước lên men: protein thô tăng lên 5,83-7%, xơ thô giảm còn 18,18-17,74%, mỡ thô tăng lên 3,21-4,11%, khoáng tổng số 3,04-3,96% và HCN giảm từ 17,88 (mg/kg) xuống còn 9,4-10,91 (mg/kg). Trần Thị Thu Hồng & cs. (2013) lên men bã sắn Aspergillus oryzae và Saccharomyces cerevisiae đã cải thiện đưưcc hàm lượng protein thô trong bã sắn từ3,05% lên 16,46%. Hàm lượng HCN trong bã sắn giảm đáng kể theo thời gian lên men.
Việc xử lý và lên men bã sắn bằng đa enzyme và lợi khuẩn để tạo thành TACN có giá trịdinh dưỡng cao và giúp giảm ô nhiễm môi trường, góp phần tăng thu nhập của người dân là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao hiện nay ở nhiều địa phương. Việc tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật để xử lý bã sắn làm thức ăn chăn nuôi cần phải đặt ra đúng mức để có thể đưa nguồn phụ phẩm này trở thành thức ăn hữu ích cho vật nuôi, góp phần khai thác các ưu thế tại chỗ và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do bã sắn phân hủy gây nên.