5.1. KẾT LUẬN
1) Chọn lọc được chủng Aspergillus niger GA15 là chủng có hoạt tính glucoamylase, α-amylase và cellulase cao nhất bằng gây đột biến đồng thời bởi tia UV và hóa chất NTG từ chủng Aspergillus niger A45.1. So với chủng dại, hoạt tính của α-amylase cao gấp 1,97 lần, glucoamylase cao gấp 2,2 lần, cellulase cao gấp 1,9 lần
2) Điều kiện lên men xốp thích hợp đối với chủng đột biến Aspergillus niger
GA15 là: cơ chất cám mì, độ ẩm 50%, pH 5,5, nhiệt độ lên men 30oC, thời gian lên men 5 ngày, giống 2 ngày tuổi, nguồn carbon bổ sung là glucose (1%), nguồn nitơ bổ sung là ure (1%), với hoạt tính α-amylase, glucoamylase và cellulase đạt lần lượt là 76,75; 50 và 40,11 (U/g), hoạt tính cao gấp 2; 1,9 và 3,3 lần so với lên men ởđiều kiện chưa tối ưu.
3) Giá trị dinh dưỡng của bã sắn sau khi đường hóa và lên men đồng thời với tỷ lệ 30% bã sắn, 8% chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và 0,5% chế phẩm probiotic, 1% (NH4)2SO4 thời gian lên men 48 giờ được cải thiện rõ rệt: protein thô tăng 7,3 lần, protein thực tăng 5,5 lần HCN giảm còn 1,4 g/kg, hàm lượng axit hữu cơ tăng 5,9 lần, pH 3,7; bã sắn có màu vàng của tương đỗ, mùi thơm, kích thích thèm ăn, độ chua vừa phải, không có độc tố nấm mốc aflatoxin B1. Vì vậy, bã sắn sau lên men có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm để tăng giá trị thặng dư cho người chăn nuôi.
4) Sử dụng BSLM trong khẩu phần ăn đã có tác dụng tích cực đến tốc độ sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn. Ở mức sử dụng 20% BSLM cho hiệu quả cao nhất, tăng KL cơ thể(g/con/ngày) tăng 8,97% và 34,46% so với lô đối chứng ởgiai đoạn 20-50kg và giai đoạn 50 đến xuất bán. FCR ở giai đoạn 20 - 50kg và 50kg - xuất chuồng tương ứng là 2,1và 2,45. Bổ sung 20% BSLM vào khẩu phần ăn đã làm tăng khối lượng móc hàm và khối lượng thịt xẻ lên 11,15 và 11,19 % so với lô đối chứng. Các chỉ tiêu khác vềnăng suất thân thịt và chất lượng thịt không có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm và so với lô đối chứng. Sử dụng BSLM làm thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt để tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường do bã thải chế biến tinh bột, tăng thu nhập của người chăn nuôi, chủ động tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng (bã sắn lên men) từ nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, ở các địa phương.
5.2. KIẾN NGHỊ
Thử nghiệm lên men một số nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác bằng chế phẩm sinh học chứa đa enzyme và vi sinh vật có lợi của đềtài để làm thức ăn cho các đối tượng vật nuôi khác như: bò, gà, vịt, thủy sản, …
Tiến hành ứng dụng trên quy mô rộng hơn và xác định hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng phụ phẩm lên men bằng chế phẩm sinh học làm thức ăn chăn nuôi.