- Số l−ợng TBCN Tỷ lệ TB chết
6. Cụm đơn dòng dòng hồng cầu (CFU-E) (14 ngày sau nuôi cấy)
4.1.2.3. Mối liên quan giữa các chỉ số lâm sàng của con và chỉ số MCR thu đ−ợc
Nghiên cứu cân nặng lúc sinh của các bà mẹ chúng tôi thấy cân nặng trung bình là 62.9±4.9 kg dao động trong khoảng 55-75 kg.Chúng tôi nhận thấy đây cũng là một vấn đề quan trọng liên quan mật thiết đến thể tích máu cuống rốn và số l−ợng tế bào có nhân và tỷ lệ % tế bào CD34 thu đựơc mà các tác giả khác ít quan tâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 12 cho chúng ta thấy có sự khác nhau về thể tích MCR thu đ−ợc ở các nhóm bà mẹ có cân nặng khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p<0.05 .Theo chúng tôi cân nặng của bà mẹ cao phản ánh chế độ dinh d−ỡng và quá trình chăm sóc thai sản của bà mẹ tốt.Và trong thời kỳ phôi thai dinh d−ỡng của con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, do máu là mẹ cung cấp. Do đó dinh d−ỡng của mẹ tốt thai nhi phát triển tốt, thể tích MCR và số l−ợng tế bào có nhân, CD34 thu đ−ợc sẽ nhiều hơn.
Trong nghiên cứu chúng tôi ch−a thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số l−ợng tế bào có nhân và CD34 ở các nhóm các bà mẹ cân nặng khác nhau (bảng 13).
d) Số lần sinh của mẹ và các chỉ số MCR thu đ−ợc
Qua nghiên cứu 112 bà mẹ chúng tôi thấy các bà mẹ sinh lần đầu chiếm tỷ lệ cao 58% trong khi các bà mẹ sinh lần 3 chỉ chiếm 8.9%.
Bảng 13 cho chúng ta thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lần sinh của các bà mẹ với thể tích máu cuống rốn thu đ−ợc(p< 0.05) có sự liên quan giữa số lần sinh với số l−ợng tế bào có nhân và số l−ợng tế bào CD34 thu đ−ợc (p<0.05). Tuy nhiên đã có một số tác giả kết luận mẫu máu cuống rốn thu thập sẽ tốt hơn trên các sản phụ với ít lần mang thai tr−ớc đó, và họ đề nghị rằng thu thập sẽ tốt hơn nên lựa chọn thai lần 1 hoặc lần 2[57,86].
4.1.2.3. Mối liên quan giữa các chỉ số lâm sàng của con và chỉ số MCR thu đ−ợc thu đ−ợc
a) Mối liên quan giữa tuổi thai và các chỉ số MCR thu đ−ợc
Qua nghiên cứu 112 mẫu máu cuống rốn thu thập đ−ợc từ các thai nhi từ 37 đến 42 tuần tỷ lệ tuổi thai ở các tuần tuổi 39-41 chiếm tỷ lệ cao (76.9%)
(bảng 14). Khi so sánh chúng tôi thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thể tích máu cuống rốn, số l−ợng tế bào có nhân, tế bào CD34 ở các tuần tuổi thai khác nhau (p>0.05) Tuy nhiên ở các tuổi thai 39-41 tuần có số l−ợng tế bào có nhân và CD34 cao hơn các nhóm khác(bảng 14)
Cũng nghiên cứu về mối liên quan giữa tuổi thai và thể tích MCR thu đ−ợc các tác giả Châu Âu cho rằng mẫu MCR thu thập sẽ tốt hơn ở các thai<40 tuần [86, 88]. Có thể sự khác biệt này là do cỡ mẫu nghiên cúu của chúng tôi ch−a đủ lớn nên ch−a thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tuổi thai.
b) Mối liên quan giữa cân nặng con và các chỉ số MCR thu đ−ợc
Qua nghiên cứu 112 mẫu máu cuống rốn của thai nhi đủ tháng chúng tôi thu đ−ợc cân nặng trung bình của thai nhi là 3083.9±225.4 (gam) dao động trong khoảng 2500-3700 gam (bảng ....). Kết quả này của chúng tôi cũng t−ơng tự kết quả của tác giả Wacharaprechanont nghiên cứu ở Thái Lan năm 2003 là 3057.3±417.3 (gam )[76].
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Huỳnh Nghĩa tiến hành năm 2002- 2006 tại Bệnh viện Huyết học-Truyền máu TP Hồ Chí Minh tác giả thu đ−ợc cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh ở nhóm có số l−ợng tế bào có nhân
≥80ì108 là 3383±399.84gam dao động trong khoảng 2900-4500 gam [38]. Bảng 15 cho chúng ta thấy thể tích máu cuống rốn, số l−ợng tế bào có nhân thu đ−ợc ở các nhóm trẻ sơ sinh khác nhau về cân nặng là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Kết quả này của chúng tôi cũng t−ơng tự kết qủa nghiên cứu của các tác giả khác trong n−ớc và trên thế giới. Theo một số tác giả Châu Âu Brunstein mẫu máu cuống rốn thu thập sẽ tốt hơn trên các thai nhi có cân nặng lớn, và thực tế họ đề nghị kết qủa thu thập sẽ tốt hơn trên các trẻ sơ sinh >3600 gam [31, 34, 86]. ở n−ớc ta tác giả Huỳnh Nghĩa đã nghiên cứu và đề xuất thể tích máu cuống rốn và số l−ợng tế bào có nhân sẽ tốt hơn ở trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình 3200 gam [8].Tuy nhiên ở Việt Nam số trẻ sơ sinh có cân nặng >3200 gam không nhiều đặc biệt ở các bà mẹ sinh lần đầu.Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là các bà mẹ sinh lần đầu và chúng
tôi cũng gặp một số trẻ có cân nặng không cao (<3000g) nh−ng thể tích máu cuống rốn thu đựoc khá lớn do đó có thể có số l−ợng tế bào có nhân lớn. Chúng tôi nhận thấy l−ợng máu cuống rốn thu đ−ợc liên quan đến thời gian cặp dây rốn sau sổ thai. Các nghiên cứu tr−ớc đây đã chỉ ra rằng nên kẹp cắt dây rốn trong vòng 6-10 giây vì có 25 % l−ợng máu cuống rốn sẽ chảy vào trẻ sơ sinh sau khi sổ thai 15” và 50% sau 1’[86]. Trong nghiên cứu này chúng tôi đều tiến hành kẹp cắt đây rốn trong vòng 6-10” nên đảm bảo quy trình thu gom đ−ợc tối đa l−ợng máu cuống rốn từ mỗi bánh rau.
Để quy trình thu gom máu cuống rốn đạt hiệu quả cao, qua kết quả nghiên cứu của mình chúng tôi thấy nên tiến hành theo các điều kiện đ−ợc chọn lọc sau đây:
* Mẹ: - Tuổi trung bình: 28 ± 5 (tuổi) - Cân nặng trung bình : 63 ± 5(kg). - Lần sinh :1 hoặc 2.
* Con: - Tuổi thai : 39-41 tuần.
- Cân nặng −ớc l−ợng : 3000g. * Cách thu hoạch:
- Kẹp cắt dây rốn sau khi sổ thai 6-10 giây. - Cắt dây rốn cách trẻ sơ sinh : 6 cm.
- Luồn kim của túi lấy máu vào tĩnh mạch rốn , máu sẽ chảy vào túi theo trọng lực.
- Tiếp tục thu gom máu sau khi sổ rau. Với quy trình trên đạt đựoc :
- Thể tích máu : 90-120 ml.
- Tế bào CD34 : 1.6 ì106/đơn vị dây rốn.