Thực trạng quản trị việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và

Một phần của tài liệu Quản trị cơ sở vật chất,thiết bị dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông liên cấp huyện khoái châu, hưng yên (Trang 61 - 68)

bị dạy học

Để đánh giá được thực trạng quản trị CSVC và TBDH ở các trường liên cấp tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng bằng phương pháp kiểm tra, quan sát hoạt động quản trị CSVC và TBDH, tổng hợp, phân tích các biên bản thanh tra toàn diện về công tác quản trị hoạt động quản trị CSVC và TBDH ở các trường hàng năm do Sở GD&ĐT Hưng Yên tiến hành. Đồng thời tổ chức thăm dò, điều tra bằng bộ phiếu hỏi ý kiến 258 người (trong đó 23 BGH, 235 GV) của 7 trường liên cấp trong tỉnh. Bộ phiếu hỏi ý kiến được xây dụng theo các nội dung, và yêu cầu điều tra. Bộ phiếu giúp đánh giá chính xác và khách quan những vấn đề đã nêu.

Thực trạng quản lý việc sử dụng và bảo quản TBDH được đánh giá trên các mặt: Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

2.5.2.1. Thực trạng quản trị việc xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

52

Kế hoạch hóa công tác CSVC và TBDH là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản trị CSVC và TBDH. Tuy nhiên phần lớn các trường hiện nay chưa lập kế hoạch riêng, cụ thể cho việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH. Kế hoạch về công tác CSVC và TBDH bao gồm:

+ Kế hoạch đầu tư, mua sắm CSVC và TBDH. + Kế hoạch khai thác sử dụng CSVC và TBDH + Kế hoạch bảo quản sửa chữa CSVC và TBDH

Bảng 2.7. Kết quả điều tra chất lượng kế hoạch quản trị CSVC và TBDH

TT Nội dung kế hoạch

Chất lượng kế hoạch (%)

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Đầu tư, mua sắm bổ sung, sửa chữa TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ

thể, chi tiết 25.6% 41.9% 32.6% 0.0% Kế hoạch phù hợp điều kiện

khách quan, chủ quan 19.4% 44.2% 36.4% 0.0%

2 Khai thác, sử dụng TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ

thể, chi tiết 22.5% 44.2% 33.3% 0.0% Kế hoạch phù hợp điều kiện

khách quan, chủ quan 25.2% 47.3% 27.5% 0.0%

3 Sắp xếp, bảo quản TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ

thể, chi tiết 27.5% 50.0% 22.5% 0.0% Kế hoạch phù hợp điều kiện

khách quan, chủ quan 19.8% 50.0% 30.2% 0.0%

Trung bình: 22.7 46.3 23.3% 46.3%

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Qua kết quả số liệu điều tra thấy rằng hầu hết các trường đã đầu tư xây dựng kế hoạch quản trị CSVC và TBDH. Chất lượng nội dung kế hoạch đạt

53

67.4% loại khá, tốt trong đó kế hoạch khai thác sử dụng chưa được đánh giá cao (còn 32.6% loại trung bình). Hiệu trưởng các trường phổ thông liên cấp còn gặp nhiều khó khăn khi xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, vì chưa chủ động được nguồn ngân sách phục vụ cho công tác này. Tuy nhiên việc sửa chữa nhỏ các CSVC và TBDH không những tốn nhiều kinh phí mà nó còn phụ thuộc yếu tố con người, đó là năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chuyên trách CSVC và TBDH còn nhiều hạn chế, thậm chí không hiểu gì nhiều về CSVC và TBDH. Việc đầu tư mua sắm, nhằm phục vụ các yêu cầu về CSVC và TBDH cho quá trình dạy học theo chương trình của Bộ GD&ĐT, công tác này còn hạn chế do điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho trường học còn khó khăn. Thiết bị dạy học do trên cấp một lần theo một cơ số nhất định. Hằng năm số lượng và chất lượng CSVC và TBDH bị giảm sút nên ảnh hưởng đến quá trình thức hiện các tiết dạy có sử dụng TBDH. Hiệu trưởng chưa có quyền lựa chọn chất lượng, nhà cung cấp CSVC và TBDH, chưa được giao ngân sách mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBDH, vì vậy hoàn toàn bị động trước yêu cầu về số lượng và chất lượng CSVC và TBDH phục vụ quá trình quản lý và giảng dạy.

Chất lượng kế hoạch khai thác sử dụng CSVC và TBDH được đánh giá khá khiêm tốn, gần 31% đánh giá chất lượng kế hoạch chỉ ở mức trung bình. Khi xây dựng kế hoạch này thường gặp phải khó khăn đó là sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học và yếu tố con người tác động đến việc lập kế hoạch. Xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu về điều kiện thực hiện dạy học theo phương pháp mới và CSVC và TBDH hiện có. Với những trường đã có kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng đã được quan tâm tốt, có hiệu quả.Các biện pháp quản trị đã trở thành quy chế ổn định, giáo viên bộ môn thuận tiện hơn trong việc sử dụng TBDH.

54

Đa số các trường cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn, hầu hết các TBDH đều để chung vào một kho, không đủ điều kiện để tổ chức khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Kế hoạch còn mang tính hình thức chiếu lệ, việc sử dụng TBDH của giáo viên còn mang tính động viên, chưa đủ điều kiện để thực hiện quy định sử dụng một cách nghiêm túc, nề nếp.

Kế hoạch bảo quản sửa chữa: Xác định được vai trò của việc sắp xếp bảo quản CSVC và TBDH nên kế hoạch này được quan tâm đúng mức.Qua điều tra được đánh giá ở mức độ khá.

Tác giả đã khảo sát thầy K để có thêm ý kiến, thầy K chia sẻ rằng “Việc đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học và cơ sở vật chất lúc nào cũng có kế hoạch nhưng việc chi tiền rất khó khăn, gần như là chưa có quỹ đầu tư sẳn, tôi đánh giá ở mức khá về vấn đề này. Tình trạng sử dụng cũng rất hên xui, hư hao lúc nào mình cũng khó biết trước được”. Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch quản lý TBDH được đánh giá chung ở mức độ khá, không có nội dung nào bị đánh giá ở mức chưa đạt. Tuy nhiên để kế hoạch thành hiện thực còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động.Vai trò của nhà quản lý còn phải thể hiện đầy đủ và rõ nét hơn nữa.

2.5.2.2. Thực trạng quản trị xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch

Bảng 2.8 Thực trạng quản trị xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch

TT Nội dung

Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phát triển bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 52.3% 47.7% 0.0% 30.2% 41.9% 27.9% 0.0%

55

2

Xây dựng và ban hành các quy định về quy trình sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH

55.8% 44.2% 0.0% 27.1% 44.2% 28.7% 0.0%

3

Trích quỹ đầu tư, sửa chữa cơ

sở vật chất và thiết bị dạy học 41.9% 58.1% 0.0% 27.1% 47.7% 25.2% 0.0% 4 Sắp xếp lịch bảo trì, bảo dưỡng,

tu sửa CSVC, TBDH định kì 50.0% 50.0% 0.0% 19.4% 41.9% 38.8% 0.0%

Trung bình: 50.0% 50.0% 0.0% 26.0% 43.9% 30.1% 0.0%

Kết quả cho thấy việc xây dựng tổ chức chỉ được thực hiện thường xuyên ở mức 50%, nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt mức tốt là 26.0%, mức khá là 43.9% và mức trung bình là 30.1%. Việc xây dựng và ban hành các quy định về quy trình sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH được thực hiện thường xuyên nhất với tỷ lệ 55.8%. Ngược lại, việc sắp xếp lịch bảo trì, bảo dưỡng, tu sửa CSVC, TBDH định kì được thực hiện thường xuyên với tỷ lệ 50%, nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 19.4% ở mức tốt, 41.9% ở mức khá và 38.8% ở mức trung bình.

Cô A – giáo viên bộ môn Toán chia sẻ rằng: “Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch cũng có đó, nhưng có kế hoạch rồi thì lúc thực hiện lại thiếu kinh phí này nọ, nên nhiều người cũng chỉ làm cho có”. Đây là vấn đề làm cho đội ngũ giáo viên thiếu động lực xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch.

2.5.2.3. Thực trạng quản trị chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các tổ chuyên môn

56

Bảng 2.9. Kết quả điều tra về công tác tổ chức, chỉ đạo sử dụng bảo quản TBDH

TT Nội dung tổ chức - chỉ đạo

Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Việc sử dụng TBDH của GV khi lên lớp 55.8% 44.2% 0.0% 27.1% 47.7% 25.2% 0.0% 2 Bồi dưỡng năng lực sử dụng

TBDH cho GV 52.3% 47.7% 0.0% 27.1% 44.2% 28.7% 0.0%

3

Sắp xếp, bảo quản TBDH khoa học tiện lợi, phù hợp điều kiện thực tế

58.1% 41.9% 0.0% 30.2% 41.9% 27.9% 0.0%

4 Bổ sung, sửa chữa kịp thời

những TBDH mất mát, hư hỏng 50.0% 50.0% 0.0% 19.4% 41.9% 38.8% 0.0%

Trung bình:

54.1% 45.9% 0.0% 26.0% 43.9

% 30.1% 0.0%

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Qua số liệu điều tra, thấy rằng việc tổ chức, chỉ đạo trong quá trình quản lý TBDH có mức độ thường xuyên chưa cao (54.1%) kết quả được đánh giá còn khiêm tốn (26% ở mức tốt). Việc bảo quản sửa chữa CSVC và TBDH chưa thực sự được quan tâm đúng mức vì vậy hàng năm, số lượng CSVC và TBDH bị mất mát, hư hỏng khá nhiều. Việc bảo quản CSVC và TBDH chủ yếu do cán bộ chuyên trách thiết bị cùng với giáo viên bộ môn đảm nhiệm. Trách nhiệm của từng đối tượng về bảo quản được quy định song có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác này nên chất lượng bảo quản CSVC và TBDH chưa tốt, tạo nên những thiết sót hạn chế trong khâu quản lý bảo quản, sửa chữa.

57

Tổ chức chỉ đạo là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng và bảo quản TBDH. Nhà quản lý cần phải có phương pháp tổ chức, chỉ đạo thông qua tổ chuyên môn và cán bộ TBDH, đồng thời biết động viên tinh thần, ý thức tự giác của mỗi giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản TBDH.

2.5.2.4. Thực trạng quản trị kiểm tra, đánh giá quá trình sử dụng đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH được chúng tôi xem xét đánh giá trên các phương diện sau:

 Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các chuẩn kiểm tra.

 Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên và học sinh.

 Kiểm tra việc sắp xếp bảo quản TBDH.

Có nhiều hình thức và mức độ kiểm tra khác nhau, song để tiến hành kiểm tra đánh giá khách quan, có kết quả nhà quản lý cần lập kế hoạch và xây dựng các chuẩn kiểm tra. Nội dung kiểm tra phải bao quát được quá trình sử dụng và bảo quản các TBDH.

Tổng hợp các phiếu điều tra chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 2.10. Kết quả điều tra công tác kiểm tra - đánh giá việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH

TT

Nội dung kiểm tra - đánh giá

Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu

1 Lập kế hoạch kiểm tra, xây

dựng các chuẩn kiểm tra 55.8% 44.2% 0.0% 27.9% 44.2% 27.9% 0.0% 2 Kiểm tra - đánh giá việc sử

58

3 Kiểm tra đánh giá việc sắp xếp

bảo quản CSVC và TBDH 58.1% 41.9% 0.0% 32.9% 36.0% 31.0% 0.0%

Trung bình: 55.4% 44.6% 0.0% 30.5% 37.9% 31.7% 0.0%

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả luận văn

Nhìn chung công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện khá thường xuyên và chất lượng vào loại khá. Thực tế quá trình kiểm tra đánh giá còn tập trung vào từng khoảng thời gian nhất định như đầu năm hoặc cuối năm học. Hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu thông qua các loại hồ sơ, sổ sách được thống kê ghi chép lại trong quá trình theo dõi của cán bộ, chuyên trách thiết bị, chưa thực sự đi sâu vào những tác động hiệu quả của việc sử dụng TBDH qua giờ lên lớp.

Kiểm tra - đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên chưa được thường xuyên (55.4%); 30.5% đánh giá ở mức độ tốt, chứng tỏ các CBQL còn coi nhẹ nội dung này, vì đây là nội dung quan trọng có thể đánh giá được số lượng và hiệu quả quá trình sử dụng TBDH của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản trị cơ sở vật chất,thiết bị dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông liên cấp huyện khoái châu, hưng yên (Trang 61 - 68)