Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hoàn thiện quy

Một phần của tài liệu Quản trị cơ sở vật chất,thiết bị dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông liên cấp huyện khoái châu, hưng yên (Trang 87 - 95)

trình quản trị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là xác lập được tiêu chuẩn trong quản lý CSVC, TBDH của các trường phổ thông liên cấp, làm cơ sở khoa học cho quản lý CSVC, TBDH và các hoạt dạy và học, quản lý dạy học của nhà trường. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện việc quản lý CSVC, TBDH của các trường phổ thông liên cấp theo CTGDPT 2018. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hoàn thiện quy trình quản lý CSVC, TBDH tốt mới bảo đảm cho việc thực hiện quản lý CSVC, TBDH theo CTGDPT 2018.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hệ thống quản lý CSVC, TBDH được xây dựng dựa trên các nội dung định hướng theo lý thuyết của CTGDPT 2018 là phải được nhận diện qua:

-Danh mục các lĩnh vực (nội dung hoạt động) cần quản lý với các chuẩn mực nhất định.

-Quy trình thực hiện nội dung nêu trên.

Hệ thống quản lý CSVC, TBDH tốt và khả thi là nhân tố quan trọng với quá trình ĐBCL của CSVC, TBDH. Hệ thống này bao gồm thông tin do chính nhà trường thu thập và lưu trữ liên tục dựa trên bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo về ĐBCL CSVC, TBDH ở trên làm cơ sở cho quá trình thảo luận và ra quyết định của nhà trường. Vì vậy, việc giao tiếp các thông tin này như thế nào để có thể dễ dàng tiếp cận được bởi các bên liên quan là một nhân tố quan trọng của hệ thống kiểm soát chất lượng giáo dục.

78

Hệ thống quản lý CSVC, TBDH chỉ dẫn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng CSVC, TBDH. Đánh giá thường bao gồm tự đánh việc thực hiện các nội dung trong quản lý CSVC, TBDH của những người được giao nhiệm vụ quản lý CSVC, TBDH, đánh giá thường xuyên để phục vụ cho cải tiến liên tục chất lượng CSVC, TBDH. Trên cơ sở tự đánh giá việc thực hiện các nội dung Quản lý CSVC, TBDH cũng được đánh giá của những người sử dụng CSVC, TBDH trong việc dạy và học. Hệ thống kiểm soát, đánh giá CSVC, TBDH cung cấp thông tin cho việc cải tiến liên tục chất lượng của CSVC, TBDH, cũng như cho lập kế hoạch các hoạt động phát triển CSVC, TBDH. Vì vậy, các kết quả của hệ thống kiểm soát, đánh giá CSVC, TBDH phải phân tích được các mặt mạnh và hạn chế và quan trọng hơn là phải được sử dụng kết quả này để cải tiến liên tục chất lượng CSVC, TBDH.

b. Xác định danh mục các lĩnh vực (nội dung hoạt động) trong quản lý CSVC, TBDH với các chuẩn mực nhất định

Khi triển khai thực hiện nội dung nêu trên theo quan điểm của ĐBCL là phải “viết rõ những điều phải làm” và “làm đúng những gì đã viết”. Các nội dung cụ thể trong quản lý thiết bị đào tạo ở các trường phổ thông liên cấp có 4 nội dung sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong trường - Đầu tư mua sắm CSVC, TBDH

- Quản lý sử dụng CSVC, TBDH

- Duy trì và bảo quản quản lý CSVC, TBDH

Như chúng tôi đã đề cập ở chương 1 các loại thiết bị phục vụ quá trình giáo dục tại các trường phổ thông liên cấp được chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 là những thiết bị phục vụ dạy học trực quan trên lớp mà chúng ta thường gọi là “đồ dùng dạy học” bao gồm phòng học, trang thiết bị được trang bị trong

79

phòng học đó và các công cụ trực quan mà GV và HS dùng để tổ chức hoạt động dạy học. Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông liên cấp có các phòng học chuyên dụng cho các môn học khác nhau được gọi là phòng bộ môn như phòng sinh học, phòng âm nhạc, phòng vi tính, phòng nấu ăn…. Nhóm 2 là những thiết bị thực hành thí nghiệm bao gồm máy móc, dụng cụ, hóa chất. Thực tế ở các trường phổ thông liên cấp có các phòng học thí nghiệm cho các lớp học lý, hóa, sinh nhưng các thiết bị này còn thiếu nhiều. Nhóm 3 sách, tài liệu học tập và đồ dùng văn phòng.

(i) Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục của các trường phổ thông liên cấp theo CTGDPT 2018

Hình thành tổ chức bộ máy bao gồm các nhân viên chuyên môn phụ trách thiết bị dạy học gắn với bản mô tả công việc của từng vị trí. Xác định các tiêu chuẩn chức danh để có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý CSVC, TBDH bao gồm các kiến thức liên quan đến vai trò, tác dụng của thiết bị trong phục vụ hoạt động giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Lựa chọn, cử các cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên bộ môn đi học tập, tập huấn, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học. Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ giáo viên về kỹ năng sử dụng CSVC, TBDH, gửi hướng dẫn sử dụng các thiết bị mới tới từng cá nhân qua hệ thống Emai nội bộ.

Để bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường tuân theo ý đồ quản lý của mình thì cần xây dựng một hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan để mọi người cùng thực hiện như các quyết định, quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn... Một vấn đề không thể thiếu được trong quản lý sử dụng CSVC, TBDH là đưa việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học để

80

làm tiêu chuẩn thi đua hàng năm của nhà trường nhằm khuyến khích đội ngũ sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp.

(ii) Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đầu tư, mua sắm CSVC, TBDH ở các trường phổ thông liên cấp theo CTGDPT 2018

Việc xây dựng quy hoạch phát triển CSVC, TBDH phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị cho năm học cần dựa trên bảng thống kê các CSVC, TBDH theo danh mục của Bộ để xác định cái nào thừa, cái nào thiếu, cái nào hư hỏng, cái nào phù hợp với định hướng giáo dục của nhà trường.

Việc đầu tư mua sắm thiết giáo dục học phải xem xét về giá thành, chất lượng và hiệu quả sử dụng. Không thể mua về các thiết bị rẻ tiền mà không có hiệu quả sư phạm hoặc có hiệu quả sư phạm mà không tương thích với dự toán chi tiêu của trường (tức là quá đắt, quá sức với nguồn tài chính của nhà trường). Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách cho đầu tư mua sắm CSVC của nhà trường; đẩy mạnh xã hội hóa để duy động các đoàn thể, cá nhân cùng tham gia vào công tác trang bị, cung ứng các CSVC, TBDH; tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh.

Việc đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục phải đồng bộ với trường sở, kho bảo quản để đảm bảo tính bền vững và phù hợp với thực tế khách quan. Các tiêu chí chất lượng của CSVC, TBDH phải được xây dựng gắn với mụ c đích giáo dục định hướng cho việc mua sắm, bổ sung trang bị phục vụ việc dạy và học cũng như tự phát triển thể chất và các kỹ năng mềm cần thiết cho công dân toàn cầu.

(iii) Xây dựng tiêu chí đánh giá việc sử dụng CSVC, TBDH ở các trường phổ thông liên cấp theo CTGDPT 2018

81

Cần xây dựng tiêu chí về xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC, TBDH của nhà trường, tổ chuyên môn và của từng giáo viên theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Cần tổ chức các lớp tập huấn sử dụng CSVC, TBDH để giúp giáo viên lựa chọn CSVC, TBDH khi sử dụng được hợp lý, mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Đánh giá mức độ thành thạo hay không thành thạo trong việc khai thác sử dụng trang thiết bị được đầu tư của những người liên quan (nhân viên thiết bị, GV) thì các tiêu chí được xây dựng cần gắn với việc phát huy hiệu suất và hiệu quả của thiết bị trong quá trình sử dụng CSVC, TBDH trong hoạt động dạy học. Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH cũng liên quan đến việc thể chế hóa các quy định và quy trình phát huy tác dụng của CSVC, TBDH trong hoạt động dạy và học của nhà trường vì vậy phải quy định các chuẩn mực phải tuân theo khi sử dụng thiết bị.

Đáng giá về tần suất sử dụng, mức độ và thái độ sử dụng CSVC, TBDH của giáo viên và tổ chuyên môn. Đưa tiêu chí đánh giá này vào tiêu chí xếp loại giáo viên cuối năm học.

Tổ chức thực hiện tốt việc phối hợp giữa đảm bảo thiết bị giáo dục với hoạt động chuyên môn. Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác thiết bị đào tạo, đặc biệt hình thành và phát triển “văn hóa chất lượng” cho mọi thành viên của nhà trường.

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá công tác sử dụng CSVC, TBDH của giáo viên và tổ chuyên môn: Việc kiểm tra hiệu suất sử dụng này có thể thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, minh họa đề tài, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về việc sử dụng CSVC, TBDH và nâng cao năng lực tự làm đồ dùng dạy học mô phỏng kiến thức cho học sinh.

82

(iv) Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng việc duy trì, bảo quản CSVC, TBDH ở các trường phổ thông liên cấp theo CTGDPT 2018

Công tác bảo dưỡng định kỳ hay sửa chữa hay bảo quản CSVC, TBDH cần hình thành nề nếp thường xuyên. Công việc này gắn với đảm bảo số lượng và chất lượng CSVC, TBDH cho các hoạt động đào tạo của nhà trường. Các tiêu chí cho nội dung hoạt động này cần xây dựng gắn với dữ liệu định lượng và định tính liên quan đến định mức và tần suất sử dụng gắn với quy trình bảo dưỡng và thống kê để có kế hoạch bổ sung trang thiết bị phục vụ mở rộng các hoạt động giáo dục trong thời kỳ internet kết nối.

Chỉ đạo cán bộ thiết bị, thư viện, giáo viên kiêm nhiệm thống kê, phân loại toàn bộ CSVC, TBDH theo từng môn học, từng khối lớp và niêm yết danh mục CSVC, TBDH cũng như trang bị hướng dẫn sử dụng tới tất cả giáo viên, tổ chuyên môn trong nhà trường. Bố trí bàn ghế, giá kệ để dụng cụ sao cho dễ tìm, dễ quan sát mà không bị mối mọt, ẩm mốc.

Duy trì và bảo quản CSVC, TBDH là khâu quan trọng trong việc quản lý thiết bị dạy học nhằm nâng cao tuổi thọ của thiết bị và giảm chi phí trong đầu tư mua sắm thiết bị. Muốn duy trì và bảo quản thiết bị giáo dục có hiệu quả cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ. Khi sử dụng, vận hành cần thực hiện đúng thao tác, tiêu chuẩn. Sau khi sử dụng cần thực hiện đúng quy trình cất giữ của nhà sản xuất đã hướng dẫn. Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi và chạy bảo dưỡng…).

c. Thực hiện quy trình quản lý CSVC, TBDH theo CTGDPT 2018 .

Quy trình, thủ tục cần tuân thủ để ĐBCL trong QLCL đào tạo nói chung, quản lý CSVS, TBDH nói riêng hiện nay đang được áp dụng với chu trình hay quá trình cải tiến chất lượng liên tục dựa trên chu trình:

83

(i) Lập kế hoạch cải tiến (Planing): Thu thập thông tin và dữ liệu để

xác định các vấn đề cần cải tiến cũng như tìm ra biện pháp mới, thiết thực để thực hiện quản lý CSVC, TBDH theo đúng các tiêu chuẩn ĐBCL.

(ii) Triển khai (Do). Trên cơ sở kế hoạch đã xác định, cần thiết lập

bộ máy tổ chức, cơ chế nguyên tắc phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện kế hoạch quản lý CSVC, TBDH.

(iii) Kiểm tra, giám sát (Check): Phân tích các kết quả thực hiện để xem xét mức độ đạt được so với các mục tiêu trong quản lý CSVC, TBDH đã được xác định từ trước. Xác định rõ điểm mạnh, yếu, nguyên nhân, bối cảnh để đề xuất các biện pháp cải tiến trong quản lý CSVC, TBDH.

(iv) Hành động điều chỉnh và cải tiến liên tục (Act): Dựa vào các kết quả kiểm tra ở trên để tiếp tục hoặc điều chỉnh cách thực hiện nếu cần thiết để hoàn thành kế hoạch.

Xây dựng các quy trình, thủ tục cần tuân thủ ĐBCL trong quản lý CSVC, TBDH là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống ĐBCL cho Quản lý CSVC, TBDH của Các trường phổ thông liên cấp. Quy trình, thủ tục cần tuân thủ để ĐBCL trong quản lý CSVS, TBDH nhằm giúp Các trường phổ thông liên cấp có thể quản lý và kiểm soát theo “dấu vết” các hoạt động liên quan đến quản lý CSVC, TBDH nhằm cải tiến liên tục chất lượng của các CSVC, TBDH và vì vậy, có thể ngăn chặn các sai sót trước khi xảy ra. Tiếp cận theo quan điểm bảo đảm chất lượng, việc xác lập quy trình quản lý CSVC, TBDH và tổ chức thực hiện quy trình quản lý được tiến hành qua nội dung cụ thể gắn với đặc điểm của công tác quản lý CSVC, TBDH. Như phần lí luận ở chương 1 đã đề cập, thiết bị phục vụ giáo dục tại Các trường phổ thông liên cấp được phân làm 3 nhóm. Đối với nhóm 1 là những thiết bị phục vụ dạy học trực quan trên lớp mà chúng ta thường gọi là “đồ dùng dạy học” bao gồm phòng học, trang thiết bị được trang bị trong phòng

84

học đó và các công cụ trực quan mà GV và HS dùng để tổ chức hoạt động dạy học thì khi xây dựng các tiêu chí của CTGDPT 2018 cần lưu ý tính đặc thù của thiết bị gắn với nội dung dạy học và phục vụ trực tiếp hoạt động dạy học trực quan trên lớp nên cần tuân thủ những chuẩn mực và quy trình, thủ tục đặc thù gắn với quá trình dạy học. Đối với nhóm 2 là những thiết bị thực hành thí nghiệm bao gồm máy móc, công cụ, dụng cụ, hóa chất. Những CSVC, TBDH này phục vụ trực tiếp hoạt động thực hành, thực tế nên cần tuân thủ những chuẩn mực và quy trình, thủ tục đặc thù gắn với hoạt động thực hành, thực tế khi xây dựng tiêu chí đánh giá theo CTGDPT 2018. Với nhóm 3 sách, tài liệu học tập và đồ dùng văn phòng thì cần chú ý đến tiêu chí hoạt động cấp - phát, mượn - trả rõ ràng.

Tác giả đề xuất một số biểu mẫu cho việc thực hiện quy trình của CTGDPT 2018 trong quản lý CSVC, TBDH ở các trường phổ thông liên cấp. Vì giới hạn số trang của nội dung luận văn các biểu mẫu này chúng tôi trình bày ở phụ lục.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để xây dựng quản trị CSVC, TBDH đáp ứng được CTGDPT 2018 trong các trường phổ thông liên cấp thì:

-Hệ thống ĐBCL trong quản lý cơ sở vật chất và CSVC, TBDH phải được tiến hành song song với hệ thống quản lý hoạt động giảng dạy theo CTGDPT 2018.

-Cấu trúc nội dung của Hệ thống ĐBCL trong quản lý CSVC, TBDH bao gồm các nội dung cơ bản sau: Hoạch định chiến lược, chính sách trong lĩnh vực quản lý CSVC, TBDH; Xác định mục tiêu và kế hoạch hóa quản lý CSVC, TBDH; Quản lý quá trình đầu tư, phát triển, sử dụng, bảo quản

85

CSVC, TBDH; Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ của CSVC, TBDH; Đánh giá chất lượng, điều chỉnh và cải tiến, phát triển CSVC, TBDH.

-Quan tâm ngay từ đầu việc soạn thảo và duy trì hiệu lực của các văn bản - tài liệu, hồ sơ về quản lý CSVS, TBDH theo CTGDPT 2018.

-Thiết lập văn hóa chất lượng nói chung và chất lượng trong QL CSVC, TBDH nói riêng góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng được yêu cầu kiến thức cơ bản trong công cuộc hội nhập khu vực và

Một phần của tài liệu Quản trị cơ sở vật chất,thiết bị dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông liên cấp huyện khoái châu, hưng yên (Trang 87 - 95)