Về cơ chế chính sách liên quan ñến hoạt ñộng tín dụng. Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt ñộng tín dụng ñã có nhiều ñiểm mới, tạo ñiều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng thương mại, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản ñảm bảo ñể thu nợ.Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên ñã tạo ñiều kiện cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt ñộng tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số ñịnh trong các văn bản pháp luật về bảo ñảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà Nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan ñến hoạt ñộng tín dụng trên cơ sở ñảm bảo tính ñồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý ñể tạo ñiều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ñược an toàn và hiệu quả hơn.
Bên cạnh ñó, các văn bản liên quan ñến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều công văn, quyết ñịnh, thông tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ ñạo cho từng ngành nghề như: Nuôi trồng thuỷ sản , lâm nghiệp, mía ñường,..vv. Mỗi ngành nghề ñược thêm bớt một số ñiều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm ñáp ứng hoạt ñộng tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.
5.2.3 Đối với Chính phủ, cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành liên quan
Muốn phát triển công tác tín dụng trung và dài hạn thì một yêu cầu ñặt ra trong thời gian tới là phải tạo lập ñược môi trường kinh tế và pháp lý ñầy ñủ và ñồng bộ ñể hỗ trợ hoạt ñộng kinh doanh tiền tệ theo hướng:
- Tăng cường khả năng tài chính cho các doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế bằng cách cấp vốn lưu ñộng bổ sung cho các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chấn chỉnh việc chấp hành chế ñộ kế toán và quản lý tài chính ở các doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán ñúng theo Pháp lệnh Hạch toán kế toán và thống kê, ñảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các Ngân hàng có ñược các thông tin tài chính ñể phân tích tín dụng ñược chính xác.
- Nhà nước cần có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt về xuất nhập khẩu. Trước hết phải ñảm bảo cân ñối, tránh cho nhập tràn lan hoặc quá hạn chế gây ra những biến ñộng thị trường. Đồng thời, chính sách xuất nhập khẩu phải mang tính ổn ñịnh lâu dài, tránh tình trạng khi vốn tín dụng ñã ñầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, chưa kịp thu hồi thì lại có sự thay ñổi chính sách, khiến nợ của Ngân hàng không thu hồi ñược.
- Cần chấn chỉnh hoạt ñộng của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa ñối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng các dự án ñược duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên ñược hiệu quả, hoạt ñộng bị ñình ñốn, lãng phí hàng ngàn tỷ
ñồng, nợ Ngân hàng không trả ñược. Nhà nước phải tôn trọng quyền ñộc lập tự chủ trong kinh doanh của Ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình ñẳng giữa các Ngân hàng thương mại.
Vốn tự có của các Ngân hàng thương mại Nhà nước còn quá nhỏ so với quy mô hoạt ñộng ngày càng mở rộng và phát triển của Ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nhà nước cần có các biện pháp ñể giải quyết vấn ñề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Thái Văn Đại, (2007). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
2. Bùi Lê Thái Hạnh, (2009). Giáo trình Quản trị ngân hàng, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
3. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang,
(2007, 2008, 2009), Báo cáo tài chính và kết quả hoạt ñộng kinh doanh.