Trong hoạt ñộng Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là ñiều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào ñể Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, ñồng thời không ñẩy khách hàng mình ñến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách hàng không trả ñược thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách hàng ñều ñược chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt ñộng cho vay Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp ñỡ khách hàng ñể giảm thấp thiệt hại cho cả Ngân hàng và khách hàng ñó là:
- Cơ cấu lại các khoản nợ; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ ñã ñược sử lý rủi ro ñể từ ñó ñánh giá ñược khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có ñảm bảo, không có ñảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể sử lý thu hồi nợ, phương án sử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc sử lý nợ tồn ñọng.
- Trong một số ñiều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay ñối với các doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng ñối với Ngân hàng thương mại khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, ñồng thời họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng bỏ vốn thêm giúp ñỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp Ngân hàng thu ñược nợ.
- Ngoài ra, ñối với những khoản cho vay khó ñòi thì Ngân hàng cần có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền ñịa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo ñảm tiền vay.