Mức độ đáp ứng về kiến thức so với yêu cầu công việc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ giáo dục omni school (Trang 26 - 28)

Kiến thức và trình độ chuyên môn của NLĐ trong một doanh nghiệp là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp đó, bởi trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các doanh nghiệp sở hữu đội ngũ NLĐ có trình độ chuyên môn cao thì doanh nghiệp đó phát triển rất nhanh bởi nhân lực có trình độ cao thì khả năng tiếp thu, vận

dụng và khả năng sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó. Nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học và có khả năng thực hiện hoặc chỉ đạo quản lý một công việc thuộc chuyên môn nhất định như kế toán, marketing, công nghệ thông tin ... Vì vậy trình độ chuyên môn của nhân lực được đo lường thông qua bằng cấp của NLĐ như trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Tại mỗi công việc, NLĐ cần có các kiến thức liên quan phục vụ công việc của mình, đó có thể là yêu cầu kiến thức về ngoại ngữ, kiến thức về tin học, kiến thức về sản phẩm của công ty, kiến thức về ngành. Chỉ khi mỗi NLĐ có kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc, họ mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức so với yêu cầu công việc, cần đánh giá trên:

- Kiến thức văn hóa, xã hội: Mức độ hiểu biết chung của cá nhân đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ: Những kiến thức cơ bản đã được nhà trường, cơ sở đào tạo cung cấp theo từng chuyên ngành: công nghệ thông tin, kế toán, marketing, quản trị doanh nghiệp, …

- Kiến thức khách hàng: Kiến thức chung về hành vi mua hàng đã được cung cấp trong quá trình học và cụ thể hóa đối với sản phẩm, dịch vụ Công ty.

- Kiến thức về thị trường: Kiến thức chung về hành vi khách hàng đã được cung cấp trong quá trình học và cụ thể hóa đối với sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

- Kiến thức về đối thủ cạnh tranh: Nhận diện và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng: điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm vị trí của họ trên thị trường.

- Kiến thức về pháp luật: Hiểu biết về quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đang công tác.

Ngoài kiến thức trên thì nhà quản trị còn cần đánh giá các kiến thức về quản trị khác như:

- Kiến thức về quản trị chiến lược: Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho công ty: chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển, chiến lược sản phẩm,...

- Kiến thức về quản trị các nguồn lực: Nhà quản trị không chỉ có nhiệm vụ lập kế hoạch, phát triển Doanh nghiệp mà còn cần phải có kiến thức sử dụng, quản lý các nguồn lực khác như vốn, công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ giáo dục omni school (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)