1.3.1.1 Nâng cao kiến thức
Kiến thức được hình thành và phát triển thông qua con đường học tập, đào tạo và thực tế lao động. Kiến thức của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo và có chọn lọc. Bên cạnh đó, trí lực của một con người còn thể hiện khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế. Trí lực của một con người là yếu tố quyết định phần lớn khả năng lao động và sức sáng tạo của con người.
Nâng cao kiến thức cho NLĐ chính là nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn. Thông qua hoạt động nâng cao kiến thức, NLĐ được trang bị những kiến thức mới, gia tăng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình để
NLĐ có đủ năng lực cần thiết làm chủ được những trang thiết bị kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc. Nâng cao kiến thức và trình độ cần gắn kết, sát thực với chức danh công việc, để từ đó thỏa mãn các yêu cầu tổ chức đề ra, làm tiền đề đi đến hoàn thành mục tiêu chiến lược của đơn đi.
1.3.1.2 Nâng cao kỹ năng
Nâng cao kỹ năng là nâng cao trình độ thành thạo để giải quyết công việc cụ thể. DN cần tìm cách trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết để NLĐ có thể áp dụng những kiến thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp và thể hiện qua trình độ tay nghề và mức độ thành thạo trong chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công ty đề ra.
Như vậy song song cùng với kiến thức chuyên môn, NLĐ cần phải được trang bị và nâng cao các kỹ năng hành nghề - kỹ năng mềm để đảm bảo có được việc làm mà còn có thể bắt kịp tiến độ trong tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân, nâng cao năng suất cũng như hiệu suất của công việc, đồng thời đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Nâng cao phẩm chất
Nâng cao phẩm chất là nâng cao tình thần và thái độ của NLĐ với công việc và biểu hiện ở việc NLĐ thể hiện sự gắn bó, trung thành với tổ chức, ý thức trách nhiệm, cần mẫn trong công việc, tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tuân thủ pháp luật, các quy định của tổ chức và có tác phong công nghiệp. Yếu tố phẩm chất một phần phụ thuộc vào bản lĩnh cũng như ý thức của mỗi cá nhân, một phần chi phối bởi hoàn cảnh xã hội, văn hóa và môi trường làm việc của đơn vị cũng như phong cách lãnh đạo của đơn vị đó.
NLĐ trước hết cần được thường xuyên nâng cao về mức độ gắn bó với doanh nghiệp. Việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận và mức độ hài lòng của khách hàng và doanh thu. Một NLĐ có mức gắn kết cao với doanh nghiệp sẽ ít nghỉ việc và vắng mặt hơn.
NLĐ cũng cần nâng cao ý thức về việc chấp hành nộp quy. Nội quy lao động là ràng buộc góp phần chuẩn hóa các hành vi, quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp, là cơ sở để xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Như vậy, NLĐ cần được nâng cao về ý thức chấp hành nội quy để tạo nên một tập thể chuyên nghiệp và từ đó nâng cao năng suất lao động.
Phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của NLĐ được đánh giá qua các yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số mà được thể hiện thông qua: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, sự gắn bó và trung thành với tổ chức, ý thức cần mẫn, tiết kiệm trong công việc, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có tinh thần vươn lên vượt qua các thử thách, có tinh thần hợp tác và tác phong công nghiệp. Do đó, phẩm chất đạo đức cần được thường xuyên bồi dưỡng và giáo dục. Trong một con người tài đức phải vẹn toàn, có tài mà không có đức thì dễ bị thui chột. Phẩm chất đạo đức của NLĐ tốt sẽ có tác động tích cực đối với các hoạt động nâng cao chất lượng của công ty, NLĐ có ý thức tực giác nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, rèn luyện và gắn bó với công ty lâu dài, giúp cho chất lượng nhân lực của công ty được phát triển bền vững.