Mức độ đáp ứng về phẩm chất nghề nghề nghiệp so với yêu cầu công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ giáo dục omni school (Trang 29 - 30)

năng mềm. Kỹ năng cứng tạo tiền đề và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển, cần phải vận dụng linh hoạt và phù hợp 2 loại kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và công việc. Để thực hiện tốt công việc được giao, mỗi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp nhất định.

Tóm lại, kỹ năng là yếu tố quan trọng để xây dựng nên chất lượng nhân lực. Có thể hiểu, kỹ năng chính là mức độ thành thạo và sự chuyên nghiệp của NLĐ ở vị trị công việc họ đảm nhận.

1.2.3 Mức độ đáp ứng về phẩm chất nghề nghề nghiệp so với yêu cầu công việc công việc

Đối với một nhà quản lý, kiến thức và kỹ năng của NLĐ về một lĩnh vực nào đấy hoàn toàn có thể đào tạo nhưng thái độ của NLĐ làm công việc đó thì khó có thể đào tạo được. Phẩm chất đạo đức gồm có phẩm chất đạo đức cá nhân và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, là một chỉ tiêu định tính khó có thể lượng hóa được, chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ của người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, ý thức tinh thần của người lao động.

Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân trong công việc, động cơ cũng như các tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc. Các phẩm chất được xác định phải đáp ứng với công việc.

Đối với NLĐ nói chung thì thái độ đầu tiên cần được đề cập đến là tính trung thực. Trung thực về thông tin, phản ánh đúng thực tế hoạt động ở doanh

nghiệp như vậy mới giúp nhà quản lý có được thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn. Bất kỳ nhà quản lý nào cũng đều thích nhân viên của họ làm việc chăm chỉ, cẩn thận và đồng thời cũng năng động, sáng tạo.

Những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân và gắn liền với các giá trị văn hóa của con người. NLĐ Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều điều yếu và kém. Để đánh giá các yếu tố này cũng khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như yếu tố về thể lực và trí tuệ. Do đó phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực về yếu tố thái độ thường được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các tiêu chí định tính. Tuy nhiên, trong từng hoàn cạnh cụ thể, chúng ta cũng có đánh giá bằng phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ giáo dục omni school (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)