Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 91)

Thực trạng hoạt động đầu tư được phản ánh thơng qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Biểu đồ 3.11 thể hiện tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản của các DNCBTPNY qua các năm.

Biểu đồ 3.11. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Biểu đồ cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn biến động thất thường, từng nhiều lần đảo chiều trong xu hướng tăng giảm cũng như thay đổi tương quan cao thấp so với nhau. Cụ thể, tỷ trọng tài sản ngắn hạn từng cĩ 6 lần bị sụt giảm xuống dưới 50% trong các năm 2007, 2010, 2012, 2015, 2018 và 2019, nhường ưu thế cho đầu tư dài hạn. Trong 7 năm cịn lại, tài sản ngắn hạn lại chiếm ưu thế hơn so với tài sản dài hạn. Bình quân giai đoạn trên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khoảng 54% cịn tài

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TSNH/Tổng TS TSDH/Tổng TS

sản dài hạn là 46%, cho thấy các DNCBTPNY cĩ xu hướng nghiêng về đầu tư ngắn hạn hơn dài hạn, tuy nhiên mức chênh lệch khơng quá đáng kể. Sự ưu tiên cho đầu tư tài sản ngắn hạn cũng cĩ thể xem là một đặc thù của ngành chế biến thực phẩm vốn thường xuyên phải duy trì lượng nguyên vật liệu, sản phẩm và phải thu ngắn hạn lớn. Trong một số ít năm chẳng hạn 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng đáng kể, cho thấy các doanh nghiệp này dường như đã thực hiện một số dự án đầu tư dài hạn mới tại thời điểm đĩ – điều này hứa hẹn đem lại những nguồn thu nhập mới trong tương lai nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức trong quản lý đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị kẹt vào tài sản dài hạn nhiều hơn.

Đối với các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, các khoản đầu tư vào tài sản lưu động đĩng một vai trị quan trọng giúp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra xuyên suốt, từ đĩ đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu các tài sản lưu động của các DNCBTP được thể hiện thơng qua các biểu đồ từ 3.12 đến 3.15. Trước hết, biểu đồ 3.12 cho thấy sự thay đổi tỷ trọng của tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân từ 2007 đến 2019. Tiền và tương đương tiền là tài sản cĩ tính thanh khoản cao nhất, là nguồn trả nợ trực tiếp và tức thời cho doanh nghiệp. Từ 2007 đến 2013, xu hướng thây đổi tỷ trọng của khoản mục tiền liên tục đảo chiều qua các năm (nếu năm trước tăng thì năm tiếp theo sẽ giảm và ngược lại). Tuy nhiên, từ 2013 đến 2015, tỷ trọng này thay đổi rất ít và kể từ 2015 trở đi thì liên tục giảm. Điều này cĩ thể dẫn tới những lo ngại về tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong một số năm gần đây. Về lý thuyết, luơn tồn tại sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời bởi khi doanh nghiệp giảm bớt lượng tồn quỹ thì lượng vốn đầu tư sẽ tăng và lợi nhuận dự kiến tăng theo. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về nguyên nhân và hệ quả sự sụt giảm tỷ trọng tiền trong tổng tài sản của các DNCBTPNY giai đoạn 2015 đến nay, cần phân tích và đối chiếu với sự thay đổi tỷ trọng của các chỉ tiêu khác cĩ liên quan ở phần dưới.

Tiếp theo, biểu đồ 3.13 thể hiện diễn biến tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản của các doanh nghiệp này trong cùng giai đoạn trên. Ngoại trừ năm 2007, tỷ trọng này trong các năm luơn được duy trì ở mức xấp xỉ 11% đến 19%. Tỷ trọng các khoản phải thu khơng thay đổi quá nhiều chứng tỏ các DNCBTPNY duy trì chính sách tín dụng thương mại ổn định theo thời gian. Bên cạnh đĩ, hầu hết các khoản phải thu này là ngắn hạn. Chỉ một số rất ít DNCBTPNY thỉnh thoảng cĩ phát sinh phải thu dài hạn với quy mơ khơng đáng kể.

Biểu đồ 3.12. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Biểu đồ 3.13. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Biểu đồ 3.14 thể hiện biến động của tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản bình quân qua các năm. Trong giai đoạn 2007-2009, tỷ trọng này liên tục giảm, từ xấp xỉ 25% tổng tài sản xuống cịn khoảng 12%. Tỷ trọng tồn kho giảm chỉ cĩ thể được xem là dấu hiệu tích cực nếu nguyên nhân của nĩ là do doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hĩa hoặc cải tiến hệ thống quản lý tồn kho theo hướng quản trị tinh giản. Thơng thường khi

9.8% 8.2% 13.9% 12.4% 16.2% 10.5% 12.7%13.1% 13.4% 12.0% 9.2% 5.1% 10.1% 0% 5% 10% 15% 20% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 21.7% 18.5% 13.1% 12.6% 12.7% 10.9% 12.0% 14.0% 19.0% 16.2% 15.3% 16.7% 14.7% 9% 11% 13% 15% 17% 19% 21% 23% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

đĩ tỷ trọng khoản phải thu và tiền mặt sẽ tăng tương ứng tuy nhiên điều này lại khơng được quan sát thấy rõ ràng ở các DNCBTPNY trong giai đoạn trên. Một khả năng khác là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đầu ra giảm hoặc nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm khiến các doanh nghiệp này buộc phải thu hẹp quy mơ sản xuất và giảm tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ. Khi đĩ, sự sụt giảm tỷ trọng tồn kho lại là dấu hiệu đáng lo ngại, đe dọa tới tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để xác định nguyên nhân và hệ quả của sự sụt giảm tỷ trọng tồn kho trong giai đoạn trên một cách cụ thể hơn, cần đối chiếu với phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này ở phần tiếp theo. Bên cạnh đĩ, từ 2010 đến nay, tỷ trọng tồn kho bình quân về cơ bản được duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 12%-15% và biến động rất ít qua các năm, cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hĩa của ngành CBTP dường như đã đi vào ổn định hơn so với trước.

Biểu đồ 3.14. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNCBTPNY 2007-2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Bên cạnh đầu tư vào các tài sản hoạt động, các DNCBTPNY cịn cĩ các khoản đầu tư tài chính. Các khoản đầu tư này gĩp phần gia tăng thu nhập, đa dạng hĩa lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời một số khoản đầu tư cịn đĩng vai trị như “bước đệm” trong quản lý ngân quỹ, đảm bảo chuyển hĩa linh hoạt giữa tiền mặt và các chứng khốn thanh khoản. Tỷ trọng của đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân mỗi năm được thể hiện qua biểu đồ 3.15.

19.5% 16.7% 12.2% 14.4% 14.8% 14.4%15.3% 14.3% 12.3% 12.7% 12.1% 14.9% 12.2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 3.15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Nhìn chung, từ 2009 đến 2017 tỷ trọng của đầu tư tài chính được duy trì khá ổn định, luơn ở mức 13%-xấp xỉ 18%, thay đổi qua các năm là khơng đáng kể. Điều này cho thấy định hướng phân bổ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư tài chính của các DNCBTPNY về cơ bản khơng thay đổi nhiều qua các năm. Sự tồn tại của các khoản đầu tư tài chính cĩ thể xem là biểu hiện của nỗ lực đa dạng hĩa hoạt động kinh doanh và nguồn thu nhập của các DNCBTPNY trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận án tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)