Hiện tượng đảo chiều suất sinh lợi về mức bình quân ngành cĩ thể gây bất lợi đối với những doanh nghiệp cĩ mức lợi nhuận cao. Như đã giải thích ở trên, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này một phần là do các doanh nghiệp đối thủ trong cùng ngành cĩ thể học hỏi, sao chép lợi thế kinh doanh của những doanh nghiệp đầu ngành, tiến tới giành bớt thị phần của các doanh nghiệp này, gia tăng lợi nhuận của mình, đồng thời làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu ngành. Để hạn chế điều này, các doanh nghiệp đầu ngành cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, tích cực bảo vệ các bí mật kinh doanh và quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bảo vệ và phát triển thương hiệu. Một bài học điển hình gần đây cho vấn đề này là gạo ST-25 - một sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam, từng được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới. Chính danh tiếng này đã giúp ST-25 thâm nhập thị trường quốc tế, cạnh tranh mạnh mẽ với những loại gạo của các quốc gia khác và thu về lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, loại gạo này mới đây đã bị 4 doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ tranh thủ đăng ký thương hiệu trong khi đây thực chất là sản phẩm cĩ xuất xứ từ Việt Nam, do doanh nghiệp Việt Nam trồng cấy, thu hoạch, được sáng tạo bởi một kỹ sư – doanh nhân người Việt. Hiện phía doanh nghiệp này đang tích cực đẩy mạnh các thủ tục pháp lý để giành lại thương hiệu trên. Trường hợp vụ kiện khơng thành cơng, doanh nghiệp Việt Nam xem như bị mất thương hiệu vào tay đối tác nước ngồi, đồng thời từ giờ về sau doanh lợi thu được từ loại gạo trên cũng sẽ phải chia sẻ nhiều hơn cho đối tác. Ở phạm vi trong nước, sự tồn tại tràn lan của các mặt hàng giả với thương hiệu nhái cũng tác động tiêu cực khơng nhỏ đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Các ví dụ này cho thấy yếu tố thương hiệu cĩ tầm quan trọng lớn như thế nào đối với tương lai của doanh nghiệp. Việc tăng cường bảo vệ thương hiệu tạo ra một rào cản pháp lý khiến các đối thủ khơng thể dễ dàng sao chép sản phẩm của mình, nhờ vậy doanh nghiệp cĩ thể khai thác lợi ích kinh tế từ thương hiệu lâu dài hơn, gĩp phần đảm bảo khả năng sinh lời bền vững. Điều này cĩ thể gĩp phần kéo dài độ trễ của hiện tượng đảo chiều suất sinh lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tranh thủ xây dựng kế hoạch đối phĩ với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đĩ, để nâng cao nhận thức của đối tác và người tiêu dùng về thương hiệu, doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các hội chợ hàng tiêu dùng, phối hợp với các đại lý kinh doanh để tuyên truyền cho thương hiệu của doanh nghiệp, phối hợp bộ phận marketing và bộ phận bán hàng để truyền tải hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng; cập nhật thơng tin đầy đủ hơn về các sản phẩm trên phương tiện truyền thơng, nhất là những kênh thơng tin thân thiện, phổ biến với người tiêu dùng như website chính thức của mình, mạng xã hội, livestream, truyền hình, …
Nĩi thêm về phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam cần một chiến lược đầu tư cụ thể cho xây dựng thương hiệu chung của ngành ở tầm quốc gia. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thực phẩm Việt Nam cho thấy việc thiếu một thương hiệu chung ở tầm cỡ quốc gia khiến lợi thế cạnh tranh và giá trị của các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu bị giảm sút. Việc xây dựng và triển khai chiến lược cho một thương hiệu quốc gia của ngành cần đảm bảo sự đồn kết, thống nhất giữa các cơ sở kinh doanh của ngành, hướng tới tầm nhìn dài hạn nhưng đồng thời cũng cần hết sức khẩn trương và gấp rút.
Hai là, các doanh nghiệp tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược khác biệt hĩa sản phẩm và lựa chọn phân khúc thị trường riêng, tránh đối đầu trực tiếp. Đây là một bài tốn khơng hề đơn giản đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm bởi tuy kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề cĩ mức đa dạng về sản phẩm rất cao nhưng khơng dễ để khiến người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm của doanh nghiệp mình thật sự khác biệt với doanh nghiệp đối thủ, nhất là với những mặt hàng phổ thơng, khơng thuộc phân khúc hàng xa xỉ. Đơi khi sự khác biệt này chỉ tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng (tức là nhận thức của họ về sản phẩm) chứ khơng nhất thiết là ở bản thân sản phẩm ấy (vẫn cùng một nguyên liệu, thành phần, cách chế biến đĩ thơi nhưng sản phẩm được quảng bá theo kiểu khác thì người tiêu dùng sẽ cĩ ấn tượng khác về nĩ, cho là nĩ đặc biệt hơn). Một ví dụ cho thành cơng của chiến lược khác biệt hĩa sản phẩm theo kiểu này là sữa TH. Gia nhập thị trường cĩ phần muộn hơn so với những tên tuổi lớn, nhất là Vinamilk, TH khiến cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng bằng khẩu hiệu sữa hồn tồn từ thiên nhiên, đồng thời minh họa quy trình sản xuất sữa hồn tồn sạch, từ thức ăn gia súc, nguồn nước cho tới chuồng trại, ... Thực chất người tiêu dùng khĩ cĩ thể chứng minh một cách khoa học là thành phần và chất lượng sữa của TH vượt trội với đối thủ, nhưng dù sao thì khẩu hiệu và những hình ảnh minh họa trên đã khiến cho sữa TH trở nên riêng biệt trong tâm trí người tiêu dùng khi so sánh với những hãng sữa khác vốn chưa nhấn mạnh tới phương diện này của sản phẩm. Yếu tố này gĩp phần giúp TH tăng thị phần và lợi nhuận nhanh chĩng từ khi xuất
hiện cho đến nay, qua mặt một loại đối thủ để trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai ngành sữa, chỉ sau Vinamilk.
Thực chất, phát triển thương hiệu và triển khai chiến lược khác biệt hĩa sản phẩm khơng phải là hai biện pháp hồn tồn tách biệt mà chúng cĩ sự liên hệ mật thiết với nhau. Cĩ thể xem phát triển thương hiệu như một nội dung trọng tâm được “lồng ghép” trong chiến lược khác biệt hĩa sản phẩm, bởi thương hiệu là một trong những yếu tố thường được người tiêu dùng quan tâm khi so sánh các mặt hàng thực phẩm – một thương hiệu mạnh, đáng tin cậy tất yếu sẽ được khách hàng xem là khác biệt so với những thương hiệu khác. Do đĩ, phát triển thương hiệu và khác biệt hĩa sản phẩm luơn song hành với nhau.