Các khoản lợi nhuận dồn tích gây ra tác động dương tới lợi nhuận của một quý sau, là minh chứng cho lợi ích của chính sách tín dụng thương mại ở khâu đầu ra của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Do đĩ, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy chính sách này, tạo điều kiện cho các khách hàng uy tín mua chịu sản phẩm của mình với thời gian khoảng từ 1 quý trở xuống. Khoảng thời gian trì hỗn thanh tốn khơng nên kéo dài quá một quý bởi kết quả kiểm định khơng cho thấy tác động của các khoản dồn tích tới lợi nhuận của hai quý sau trở lên. Tất nhiên, để đảm bảo hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các khoản phải thu khách hàng bằng cách kết hợp một số biện pháp định tính cũng như định lượng. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả khoản phải thu và chính sách tín dụng thương mại như vịng quay khoản phải thu, kỳ phải thu bình quân đối với mỗi đối tượng khách hàng – trường hợp kỳ phải thu của khách hàng vượt quá chính sách của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đẩy mạnh thu tiền từ khách hàng trả chậm. Hoặc
doanh nghiệp so sánh giữa lợi ích kinh tế và thiệt hại tiềm tàng mà một khoản tín dụng thương mại cĩ thể đem lại trên cơ sở giá trị hiện tại rịng.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khĩ khăn dưới tác động của dịch bệnh kéo dài, một số khách hàng cĩ thể tạm thời bị giảm khả năng thanh tốn dẫn tới khơng thể hồn trả kịp thời số tiền cịn nợ doanh nghiệp. Khi đĩ, doanh nghiệp cũng nên linh hoạt trong việc thực hiện chính sách tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho khách hàng kéo dài trì hỗn thanh tốn, nhằm duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt giữa hai bên. Tuy nhiên, nhìn chung sự trì hỗn này chỉ nên trong phạm vi một hoặc hai quý, tránh để lân sang những năm sau bởi kết quả kiểm định mơ hình tác động dài hạn đã cho thấy rằng các khoản dồn tích cĩ thời gian đáo hạn nhiều năm thiên về gây ra tác động tiêu cực tới lợi nhuận trong dài hạn. Các doanh nghiệp thực phẩm cần hết sức thận trọng và dứt khốt tránh để phát sinh những khoản phải thu cĩ thời gian đáo hạn quá dài, đảm bảo kỳ phải thu bình quân và chu kỳ hoạt động ngắn thì sẽ phù hợp hơn với đặc trưng của ngành chế biến thực phẩm.
Dưới giác độ nghiên cứu, đánh giá khoản dồn tích là một nội dung thuộc mảng vấn đề rộng hơn là nghiên cứu chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi nhuận bền vững. Do đĩ, để nâng cao hiệu quả quản lý khoản dồn tích và kế hoạch hĩa lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn tới mức bền vững của lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh phát triển bền vững đang được chú trọng thúc đẩy như một xu hướng phát triển của nền kinh tế. Điều này địi hỏi phân tách lợi nhuận dồn tích thành những bộ phận chi tiết hơn, chẳng hạn bộ phận được hạch tốn đúng và bộ phận bị hạch tốn sai, bộ phận cĩ độ tin cậy cao với bộ phận cĩ độ tin cậy thấp theo định hướng của một số nghiên cứu nước ngồi trước đây. Đồng thời, độ bền vững của bộ phận dồn tích trong tổng lợi nhuận cần được đặt trong quan hệ so sánh với độ bền vững của bộ phận thực thu. Nĩi chung, nếu chênh lệch về độ bền vững của hai bộ phận là cĩ ý nghĩa về thống kê thì doanh nghiệp nên điều chỉnh cơ cấu lợi nhuận theo hướng tăng tỷ trọng bộ phận tiền mặt, giảm bộ phận dồn tích. Một mặt, doanh nghiệp cần rà sốt cơng tác hạch tốn số liệu kinh doanh, chú ý tới các chỉ tiêu doanh thu, phải thu, chi phí, phải trả, lợi nhuận và điều chỉnh khoản dồn tích nếu phát hiện sai sĩt. Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh chính sách tín dụng thương mại theo hướng thắt chặt bán chịu và thu tiền nhanh.
Cũng chính vì các khoản dồn tích và thực thu là hai bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận khơng đổi trong kỳ nên quản lý dồn tích cịn gián tiếp liên quan đến kế hoạch hĩa ngân quỹ và dự báo dịng tiền. Vì vậy, yếu tố quản lý khoản dồn tích cũng nên được xem xét đến trong lập kế hoạch ngân quỹ của doanh nghiệp.
Nhìn rộng ra, các khoản dồn tích cịn cĩ liên quan tới rủi ro phá sản dây chuyền, do đĩ cần được tích hợp vào trong nghiên cứu rủi ro phá sản và thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm từ hiện tượng phá sản dây chuyền của chuỗi giá trị ngành thủy sản 2013 đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong thanh tốn giữa các mắt xích của một chuỗi giá trị mà biểu hiện của nĩ chính là sự tồn tại của các khoản dồn tích quy mơ lớn cĩ thể dẫn tới rủi ro phá sản hàng loạt khi một trong các mắt xích đĩ gặp biến cố mất khả năng thanh tốn: Nhà phân phối nợ doanh nghiệp chế biến (các khoản nợ này cĩ tương quan chặt với lợi nhuận dồn tích), doanh nghiệp chế biến nợ nhà cung cấp nguyên liệu; nếu nhà phân phối mất khả năng thanh tốn thì doanh nghiệp chế biến khơng thể thu hồi đủ và kịp thời tiền hàng, khi đĩ đến lượt doanh nghiệp chế biến sẽ khơng thể thanh tốn cho nhà cung cấp, hệ quả là chuỗi giá trị bị sụp đổ. Đáng tiếc là, cho đến nay vẫn chưa cĩ nghiên cứu trực tiếp và tồn diện về phá sản dây chuyền dựa trên hướng tiếp cận từ phân tích các khoản dồn tích để từ đĩ đưa ra khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh, định hướng tạm thời cho doanh nghiệp để xử lý vấn đề này là theo hướng tiếp cận gián tiếp: Lồng ghép yếu tố khoản dồn tích vào trong phân tích và dự báo ngân quỹ, rồi tích hợp yếu tố quản trị ngân quỹ vào trong các mơ hình quản trị rủi ro đã cĩ sẵn, phân tích độ nhạy của mức rủi ro theo khoản dồn tích (khi quy mơ và tính chất khoản dồn tích thay đổi thì rủi ro doanh nghiệp sẽ thay đổi theo như thế nào)…