Ngày bắt đầu :……….. Ngày kết thúc :……….. Ngày phát hành báo cáo kiểm toán :………..
Hồ sơ này được soát xét và lưu vào ngày:………
Các ký hiệu kiểm toán quy ước:
Ký hiệu Ý nghĩa
√ Ký hiệu này điền trong ô vuông □ để thể hiện có tài liệu lưu trong
X Ký hiệu này điền trong ô vuông □ để thể hiện không có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là sai
N/A Không áp dụng / None applicable
BS Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán/ Agreed to balance sheet:
Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCĐKT
PL Khớp với số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCKQKD
PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước / Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước TB Khớp với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh/ Agreed to trial
balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCĐPS
LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp
GL Khớp với số liệu trên sổ cái / Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ cái tài khoản
SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết / Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản
AC Khớp với số liệu trên Thư xác nhận/ Agreed to audit confirmation:
Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên thư xác nhận do KTV gửi
(
Lưu ý: Tất cả các ký hiệu tham chiếu cần được ghi bằng mực đỏ và ghi nhỏ, gọn bên cạnh số liệu.)
Quy định đánh tham chiếu: Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV phải thực hiện đánh tham chiếu theo quy định trong chương trình kiểm toán mẫu. Cụ thể đối với khoản mục TSCĐ phải tuân theo quy định sau sau:
A450 - Tìm hiểu chu trình TSCĐ
C520 - Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ D710 - Bảng số liệu tổng hợp
D720 - Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh BCTC D730 - Chương trình kiểm toán
D740 -> D799 - Giấy tờ làm việc của KTV và bằng chứng kiểm toán
2.1.6.Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC)
Mọi cuộc kiểm toán đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ đúng quy trình quy định sau đây:
Bước 1: Nhân viên chuyên nghiệp tự kiểm tra lại các WPS do mình lập
sau mỗi buổi làm việc, các bằng chứng kiểm toán và các tài liệu thu thập được từ khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao cũng như đương nhiên chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra với mình nếu không thực hiện hết trách nhiệm công việc được giao. Công việc này sẽ phải được kết thúc sau mỗi buổi, mỗi ngày làm việc. Nhân viên chuyên nghiệp phải thường xuyên báo cáo với Trưởng nhóm kiểm toán và trao đổi các vấn đề phát sinh với các đồng nghiệp trong Nhóm kiểm toán. Nhân viên chuyên nghiệp có quyền báo cáo vượt cấp lên Giám đốc các trường hợp các cấp bỏ qua các vấn đề trọng yếu ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán.
Bước 2: Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phải kiểm tra các công việc thực
hiện bởi các nhân viên chuyên nghiệp trong nhóm khi được phân công công việc. Công việc kiểm tra này được thực hiện vào cuối buổi sáng, cuối buổi chiều.
Thường xuyên nắm bắt được công việc cũng như phải đảm bảo tiến độ thực hiện kiểm toán theo đúng lịch trình. Hàng ngày, vào buổi tối trước 21h00, Trưởng nhóm phải báo cáo tình hình cho Giám đốc và Trưởng phòng
nghiệp vụ biết để theo dõi công việc. Mọi vấn đề khúc mắc sẽ phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời. Trưởng nhóm kiểm toán phải ký trực tiếp từng WPS trong nhóm kiểm toán. Việc soát xét của Trưởng phòng kiểm toán cần phải lập bảng soát xét làm cơ sở pháp lý đồng thời yêu cầu các nhân viên có tên nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của mình chậm nhất không quá 24h. Nếu trưởng nhóm kiểm toán không lập bảng soát xét để soát xét thì Công ty được coi rằng không có bất cứ sai sót nào cần lập bảng và trưởng nhóm kiểm toán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bước 3: Trưởng phòng Nghiệp vụ ( hoặc Phó Trưởng phòng Nghiệp
vụ) phải thực hiện soát xét tổng thể các File kiểm toán theo đúng tiến độ
Bước 4: Ban Quản lý chất lượng ( thuộc Văn phòng) thực hiện soát xét
lần cuối trước khi trình Giám đốc phê duyệt chuẩn bị phát hành Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý. Trưởng phòng Nghiệp vụ chịu trách nhiệm về các vấn đề do Ban Quản lý chất lượng phát hiện ra.
Nghiêm cấm các hành vi liên hệ với khách hàng để yêu cầu cung cấp bổ sung tài liệu, bằng chứng kiểm toán do thu thập thiếu sau khi kết thúc làm việc với khách hàng, trừ trường hợp khách hàng cung cấp thiếu thì phải có giấy tờ làm việc kê rõ các tài liệu còn thiếu và phải lưu hồ sơ kiểm toán về vấn đề này.
Khi Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý đã phát hành thì không thể sửa đổi, bổ sung. Mọi vấn đề sai sót phát hiện được thì Trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm. Nếu phải sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản nêu rõ nguyên nhân và quy kết trách nhiệm cá nhân cụ thể. Nếu phát sinh sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản nêu rõ nguyên nhân và quy kết trách nhiệm cá nhân cụ thể. Nếu phát sinh sửa đổi, bổ sung do lỗi của khách hàng phải có văn bản đề nghị và biên bản làm việc ghi nhận vấn đề này. Văn phòng Công ty chỉ
được sửa đổi, bổ sung Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý khi được sự đồng ý của Giám đốc. Nhân viên không được tự ý thực hiện mà chưa có ý kiến chấp thuận của Giám đốc.
Bước 5: Phát hành tài liệu kiểm toán chính thức, trừ trường hợp do yêu
cầu về thời gian gấp của khách hàng, nếu nhóm kiểm toán chưa hoàn chỉnh hồ sơ (file) kiểm toán thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty và cơ quan pháp luật Nhà nước. Các tài liệu kiểm toán vẫn phải phát hành cung cấp cho khách hàng. Bản cam kết quản lý rủi ro, bảo đảm chất lượng kiểm toán vẫn được lập để phát hành tài liệu kiểm toán. Bất cứ nhân viên chuyên nghiệp nào, cá nhân nào làm ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp hoặc làm cho khách hàng không hài lòng về chất lượng kiểm toán thì phải chịu kỷ luật, nếu gây thiệt hại vật chất hoặc làm mất khách hàng thì phải bồi thường.