III Kiểm tra chi tiết
76 May xuc lat 1c 422.681.680 12/2011 60 162.027.985 162.027
3.1.1.2. Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC)
BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC)
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC) (ATC) luôn ý thức được vai trò quan trọng của kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC, từ đó luôn bổ sung và hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán TSCĐ nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán
❖Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Về chương trình kiểm toán, ATC đã xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ dựa theo chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành theo một trình tự rất hợp lý và logic. Chương trình kiểm toán chi tiết và tương đối đầy đủ đã giúp KTV khi tiến hành kiểm toán có nhiều thuận lợi hơn, tiết kiệm được thời gian kiểm toán.
- Việc tìm hiểu về TSCĐ và hệ thống KSNB của khách hàng luôn được các KTV thực hiện thông qua quan sát, trao đổi với khách hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, ATC đã thiết kế câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB trong đó có thiết kế riêng cho tìm hiểu TSCĐ. Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đã góp phần nâng cao độ chính xác và tin cậy cho KTV khi đưa ra ý kiến về hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này từ đó giúp KTV đưa ra các quyết định kiểm toán phù hợp.
- Việc tìm hiểu về chu trình TSCĐ, đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ của công ty khách hàng thường được thực hiện bởi KTV thực hiện phần hành TSCĐ. Do đó, KTV có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình TSCĐ của công ty để có thể đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp và hiệu quả nhất.
❖ Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Dựa trên chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đã được thiết kế, KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán thích hợp và được trình bày trên giấy tờ làm việc của KTV. KTV đã vận dụng cả hệ thống phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản trong quá trình kiểm toán với các kỹ thuật kiểm toán cụ thể cho từng khách hàng. Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục TSCĐ giúp cho KTV xác định được thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp về phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán. KTV đã kết hợp phân tích số liệu, quan sát thực tế, phỏng vấn những người có thẩm quyền, các biện pháp nghiệp vụ để đưa ra những nhận xét chính xác về khoản mục TSCĐ
- Đối với các khách hàng truyền thống như Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam, khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng KTV luôn mang theo file kiểm toán của năm trước để sử dụng các số liệu, tài liệu cần thiết mà không cần mất thời gian kiểm tra, tính toán lại. Ví
dụ: Các TSCĐ không có sự biến động so với năm kiểm toán trước, khi kiểm tra khấu hao trong năm đối với những tài sản này KTV chỉ cần đối chiếu với bảng tính khấu hao do KTV năm trước thực hiện... Do đó, KTV tiết kiệm được thời gian kiểm toán.
❖ Giai đoạn kết thúc công việc kiểm toán khoản mục TSCĐ
Sau khi KTV kết thúc công việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV thường có một trang kết luận về khoản mục. Đồng thời, KTV hoàn thiện giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu và cho vào hồ sơ kiểm toán. Do đó, trưởng nhóm có thể dễ dàng tổng hợp và lên báo cáo, thư quản lý cho toàn bộ cuộc kiểm toán.
3.1.2. Hạn chế
3.1.2.1. Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán BCTC tại Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC) TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC)
❖ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Trong giai đoạn này, KTV còn bị giới hạn về thông tin về khách hàng do sự hạn hẹp về thời gian cũng như luồng thông tin. Trước khi tiến hành kiểm toán ở khách hàng, BGĐ Công ty ATC đã có những trao đổi thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, các thành viên trong BGĐ ATC chưa hẳn là người sẽ đi kiểm toán tại khách hàng nên việc nắm bắt thông tin về khách hàng của KTV còn hạn chế.
- Việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được Công ty thực hiện chủ yếu qua quá trình thu thập các tài liệu như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập Công ty… Việc phỏng vấn và trao đổi với Ban giám đốc của đơn vị khách hàng còn hạn chế. Khi thực hiện kiểm toán do thời gian có hạn nên KTV không có đủ thời gian để quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nên tính khách quan do các thông tin thu thập được không được cao.
❖ Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ: Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo một bảng câu hỏi chung áp dụng cho tất cả các khách hàng mà chưa xem xét đến sự riêng biệt về loại hình kinh doanh của từng khách hàng.
- Việc áp dụng thủ tục phân tích còn hạn chế nhất định. Cụ thể là các KTV thường sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết hơn là phát triển thủ tục phân tích.Việc phân tích trong nhiều trường hợp không thực hiện trong hồ sơ kiểm toán mà chỉ thực hiện “trong đầu” KTV, điều này hạn chế về việc kiểm soát và đánh giá về thủ tục phân tích.
❖ Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mặc dù Công ty ATC đã có quy định chặt chẽ về kiểm soát chất lượng kiểm toán nhưng sau khi kết thúc kiểm toán một số hồ sơ kiểm toán ( Ví dụ: hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam) mới chỉ được soát xét ở cấp nhóm.
3.1.2.2. Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toánBCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC) BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế( ATC)
Ngoài một số hạn chế còn tồn tại trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty ATC thực hiện nói chung, khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ còn một số hạn chế riêng sau:
❖ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong hầu hết các cuộc kiểm toán BCTC, việc xác định kích thước mẫu khi kiểm tra chi tiết TSCĐ chủ yếu dựa trên xét đoán và kinh nghiệm của KTV nên tính chất đại diện cho tổng thể mẫu chọn không được cao.Ví dụ: Tại cuộc kiểm toán Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam: KTV nhận thấy các TSCĐ tăng, giảm trong năm đều có giá trị lớn và số lượng tài sản ít nên KTV tiến hành kiểm tra 100% tổng giá trị tài sản tăng, giảm trong năm.
❖ Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình TSCĐ: Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do Công ty KTQG thực hiện theo một bảng câu hỏi chung áp dụng cho tất cả các khách hàng mà chưa xem xét đến sự riêng biệt về sự quản lý TSCĐ cũng như loại hình kinh doanh của từng khách hàng.
- Sử dụng thủ tục phân tích: Các KTV mới chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích ở mức độ cơ bản mà cụ thể là các thủ tục phân tích xu hướng chưa chú trọng tới các thủ tục phân tích tỷ suất liên quan tới TSCĐ.
- Kiểm kê vật chất: Trong thực tế, một số khách hàng Công ty ATC mời kiểm toán sau khi đơn vị đã kiểm kê xong hoặc KTV được tham gia kiểm kê tại đơn vị nhưng KTV không có đủ hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị nói chung và TSCĐ tại Công ty nói riêng. Mặc dù đã sử dụng các thủ tục kiểm toán thay thế để chứng minh cho sự hiện hữu của TSCĐ có tại đơn vị khách hàng nhưng cũng không thể tránh khỏi rủi ro kiểm toán.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, một số KTV thực hiện làm việc và viết giấy tờ chi tiết thủ tục kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ trên máy tính nhưng không in ra, lưu lại vào hồ sơ kiểm toán gây khó khăn cho KTV làm phần hành khác cần tham chiếu tới hoặc trưởng nhóm soát xét chất lượng kiểm toán không được chính xác.
- Đối với cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam, KTV không cần sử dụng ý kiến của chuyên gia. Tuy nhiên một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây lắp, xây dựng, đóng tàu…đặc điểm TSCĐ của công ty khá phức tạp và đặc thù riêng, KTV không có đủ hiểu biết về các lĩnh vực này mà không có sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài để trợ giúp. Đây cũng là một trong những nhược điểm của các Công ty kiểm toán Việt Nam do nguồn vốn hạn hẹp.
Tại cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam, giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục TSCĐ được thực hiện tương đối tốt. KTV thực hiện đánh tham chiếu giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đúng quy định. Tuy nhiên, ở một số cuộc kiểm toán khác do giới hạn về thời gian và khối lượng công việc, KTV chưa hoàn thiện việc đánh tham chiếu vào chương trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán chung.
3.1.3.Nguyên nhân
Trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty ATC nói chung và trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng còn tồn tại một số hạn chế xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các chính sách về kế toán, kiểm toán, các quy định tài chính liên tục có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Việc cập nhật thông tin kế toán, kiểm toán, các quy định tài chính hiện hành của nhân viên Công ty chưa thường xuyên, chưa kịp thời .
- Tại ATC hiện nay có nhiều KTV có kinh nghiệm nhưng cũng có một số KTV và trợ lý KTV còn ít năm kinh nghiệm, kiến thức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, khả năng chịu áp lực chưa cao.
- Số lượng nhân viên của Công ty còn ở mức thấp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.
- Khách hàng của Công ty rất đa dạng bao gồm cả những khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Tuy nhiên, nhiều khách hàng chưa có đủ hiểu biết về quy trình làm việc của KTV nên chưa phối hợp tốt với KTV trong quá trình làm việc. Một số khách hàng chưa cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời, hệ thống sổ sách chưa hoàn chỉnh…
3.2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ( ATC)