hữu của TSCĐ khách hàng sở hữu:
Trong trường hợp KTV không được chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại thời điểm 31/12, KTV cần thực hiện triệt để các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết như: KTV trực tiếp quan sát TSCĐ tại thời điểm kiểm toán, phỏng vấn nhân viên trong công ty, các bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ… Đồng thời KTV cần phải lưu lại kết quả sau khi thực hiện các thủ tục bổ sung vào hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ đưa ra kết luận về khoản mục TSCĐ.
- Trình bày và lưu trữ giấy tờ làm việc của KTV
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV có thể làm việc trên máy tính để có được những bảng tính toán nhanh chóng và chính xác nhưng KTV cần lưu trữ lại các kết quả này trên mẫu giấy tờ làm việc theo quy định của Công ty và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.
- Sử dụng ý kiến chuyên gia:
TSCĐ là khoản mục đặc biệt có giá trị rất lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy, kết quả kiểm toán TSCĐ là rất quan trọng, kết quả này không chỉ ảnh hưởng trong một năm kiểm toán mà trong nhiều năm sau đó, trong suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ. Để có thể kiểm toán chính xác, KTV cần phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của TSCĐ. Trong điều kiện ngày nay, công nghệ khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, các trang thiết bị, máy móc ngày càng hiện đại và thường xuyên được cải tiến, nâng cấp. Do đó, đối với một KTV, thật không dễ để vừa học tập, nâng cao chuyên môn, và vừa có thể cập nhật và có những am hiểu tường tận, sâu sắc về mọi đặc tính
khác nhau, ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Ví dụ:
- Sử dụng ý kiến chuyên gia để đánh giá một loại tài sản nào đó như: đất đai, nhà cửa, trang thiết bị máy móc sản xuất, đặc biệt là các tài sản đặc biệt như: các công trình nghệ thuật, vàng bạc, đá quý, kim khí quý…
- Xác định số lượng, chất lượng hiện có của tài sản cố định như: trữ lượng quặng khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc…
Vì vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của khoản mục TSCĐ với từng khách hàng cụ thể cần xem xét có sử dụng chuyên gia bên ngoài đối với TSCĐ hay không. Ngay trong giai đoạn tìm hiểu về khách hàng, KTV thực hiện cần phải xác định được mức độ phức tạp của cơ cấu và chủng loại TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia hay không. Nếu cần phải sử dụng, Công ty phải dự tính phí chuyên gia để tính toán mức phí kiểm toán phù hợp.
Đồng thời trong quá trình kiểm toán, KTV cũng phải đánh giá và tổng hợp ý kiến, tư liệu của chuyên gia thành kết quả kiểm toán, bởi KTV là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả cuộc kiểm toán chứ không phải là chuyên gia.
❖ Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục TSCĐ
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện phần hành cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc đánh tham chiếu cho các giấy tờ làm việc chi tiết, bằng chứng kiểm toán thu thập được theo quy định của Công ty. KTV cũng cần tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ, nếu có kiến nghị về khoản mục TSCĐ KTV cần nêu rõ vấn đề và bút toán điều chỉnh (nếu có).
thông qua việc mở các lớp đào tạo chuyên môn, cập nhật liên tục những thay đổi về chế độ tài chính - kế toán...
Hiện nay trình độ chuyên môn của các KTV trong Công ty chưa đồng đều, một số KTV trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Công ty cần có chính sách bồi dưỡng riêng cho những nhân viên mới..
Trong các cuộc kiểm toán, Công ty cần sắp xếp những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu luật pháp, đạo đức nghề nghiệp tốt... làm chủ nhiệm kiểm toán, chịu trách nhiệm về chất lượng cuộc kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời kết hợp với KTV mới vào nghề để tạo cơ hội cho họ học hỏi chuyên môn. Việc bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán một cách hợp lý vừa làm cho cuộc kiểm toán được thực hiện một cách thuận lợi, vừa giảm được áp lực làm việc cho các KTV.
3.5.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.5.1.Đối với nhà nước
Trong thời gian qua, các Bộ, ban, ngành mà đứng đầu là Bộ Tài chính đã tích cực chỉ đạo phối hợp với các cơ quan liên quan để ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán Độc lập phát triển. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng các chuẩn mực của Việt Nam so với chuẩn mực kiểm toán Quốc tế còn chưa đầy đủ, nhất là trong điều kiện hiện nay ngày càng có nhiều Công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam thì đòi hỏi các chuẩn mực này ngày càng phải phù hợp với thông lệ Quốc tế nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo những đặc điểm thực tế tại Việt Nam. Vì vậy, khi đưa ra các văn bản pháp lý, Nhà nước cần phải đề ra các văn bản pháp luật quy định về cách thức quản lý TSCĐ một cách thống nhất giữa các doanh nghiệp, quy định việc áp dụng và kiểm tra cách thức thực hiện tại các đơn vị đảm bảo tính nhất quán thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm toán, đưa ra cách tính khấu hao đúng đắn và khung sử dụng TSCĐ hợp lý…
3.5.2 Đối với hiệp hội nghề nghiệp
Về việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, đây là một công việc quan trọng để đảm bảo công tác kiểm toán không bị cuốn theo vòng xoáy của thị trường, chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua khâu soát xét chất lượng cuộc kiểm toán. Để giải quyết vấn đề này, một mặt Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành thanh tra với các Công ty kiểm toán về quy trình thực hiện kiểm toán, sớm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kịp thời đưa ra các biện pháp thích hợp, tổ chức những lớp tập huấn chia sẻ kinh nghiệm làm việc… Bên cạnh đó, VACPA cần tham gia tích cực và trực tiếp vào việc xây dựng quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán… Tất cả những nỗ lực đó đảm bảo cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam đi vào ổn định, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hội nhập với kiểm toán Quốc tế.
3.4.2.Đối với Công ty
Để các giải pháp trên được thực hiện, Công ty cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, đồng đều, chương trình kiểm toán và hệ thống bảng biểu mẫu giấy tờ làm việc phải đồng bộ, khoa học. Công ty cần nghiên cứu, học tập các Công ty kiểm toán trong và ngoài nước.
Cụ thể:
- Cần thiết lập các quy định quản lý và đảm bảo thực hiện các quy định quản lý cụ thể đối với kiểm toán TSCĐ và các phần hành khác. Xây dựng quy trình kiểm toán cho các khoản mục một cách hợp lý và khoa học đảm bảo được chất lượng, thời gian và tiết kiệm chi phí. Đây là điều kiện nhằm duy trì chất lượng kiểm toán TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt các thông tin, kiến thức, văn bản, quy định mới của Nhà nước ban hành về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực liên quan.
- Phải bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho nhân viên trong Công ty để phục vụ tốt nhất cho các cuộc kiểm toán.
- Phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên trong Công ty để nhân viên có đủ sức khỏe và điều kiện làm việc, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, văn hóa doanh nghiệp tốt.
❖ Đối với kiểm toán viên
Đối với mọi Công ty kiểm toán, yếu tố con người luôn là nhân tố chủ đạo trong việc phát triển. Do đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Quốc tế, Công ty cần có chiến lược đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên Công ty.
- Phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp bao gồm: Độc lập, Chính trực, Khách quan, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, Tính bảo mật, Tư cách nghề nghiệp và Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.