Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng đối với TSCĐ

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán tài sản cố định (Trang 61 - 62)

- Chế độ kế toán: Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi và Nông nghiệp EH Việt Nam áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

-Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố

định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian khấu hao như sau:

Năm sử dụng ước tính

Nhà xưởng và vật kiến trúc 05 – 25

Máy móc và thiết bị 05 – 16

Phương tiện vận tải 05 – 12

Thiết bị văn phòng 06 – 18

- Tài sản cố định vô hình và hao mòn: Phần mềm máy tính được ghi nhận ban đầu theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

- Chi phí xây dựng dở dang: Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

3.Mô tả chu trình “TSCĐ và XDCB”

- Thời điểm ghi tăng TSCĐ:

Kế toán căn cứ trên hồ sơ tài sản chuyển về -> xác định nguồn tăng và theo dõi việc ghi nhận, tính và trích khấu hao và chi phí.

- Thủ tục mua sắm:

Các đơn vị có nhu cầu mua sắm -> gửi yêu cầu cho phòng kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư căn cứ tình hình kinh doanh -> làm đề nghị mua sắm, xem xét nguồn mua sắm -> trình giám đốc phê duyệt -> phòng vật tư mua TSCĐ -> chuyển hồ sơ cho phòng kế toán làm căn cứ hạch toán

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm toán tài sản cố định (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w