Qua tổng quan các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến PPP và các nhận tố ảnh hưởng đến mô hình PPP có thể thấy các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khá phong phú và đa dạng với nhiều chủđề khác nhau. Các công trình nghiên cứu tập trung vào làm rõ bản chất, các hình thức, vai trò của mô hình PPP trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng xã hội với nhiều công trình nghiên cứu mô hình PPP trong các lĩnh vực cụ thể: phát triển đô thị và nông thôn, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông,cung cấp điện, nước sạch, xử lý nước thải, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục…
Các nghiên cứu về thể chế, chính sách hợp tác công tư, những nhân tố thách thức mà quan hệđối tác công tư như rủi ro và phân bổ rủi ro, tài chính trong hợp tác công tư, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của hợp tác công tư. Các công trình nghiên cứu cũng đi vào nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư tư
nhân, đặc biệt là tác động và vai trò của thể chế và quản lý nhà nước đến thu hút đầu tư
tư nhân.
Ở Việt nam trong những năm gần đây chủđề hợp tác công tư trong phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông cũng đã bắt đầu nhận được sư quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, đặc nhất là PPP trong phát triển đường bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở Việt Nam còn khá ít, chưa đa dạng và chủ yếu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, môi trường thể chế, và vai trò của Nhà nước trong thu hút, quản lý vận hành mô hình PPP vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Qua tìm kiếm tài liệu phục vụ
cho nghiên cứu, tác giả nhận thấy tại Việt nam chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện đầy đủ về các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình PPP trong giao thông vận tải nói chung. Đa phần các nghiên cứu ở nước ta cũng chủ yếu sử dụng nguồn dữ
liệu thứ cấp và trên góc độ quản lý nhà nước. Trong các nghiên cứu, chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng và mối liên hệ giữa các yếu tố này tác động đến hiệu quả của PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Đặc biệt là hiệu quả của mô hình PPP xét trên góc độ tổng hợp với lợi ích đem lại cho chủđầu tư và tất cả các bên có liên quan Nhà nước, các chủđầu tư tư nhân, nhà tài trợ và người sử dụng dịch vụ giao thông vận tải chưa được nghiên cứu thấu đáo. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho PPP chưa thực sự phát huy hiệu quả, đồng thời cũng là nguyên nhân chưa tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho các doanh nghiệp Việt nam triển khai PPP nhằm nâng cao hiệu quả. Đây là khoảng trống đặt ra cho các nhà nghiên cứu Việt nam cần quan tâm đầy đủ và nghiên cứu cập nhật đểđáp ứng yêu cầu của sự phát trriển mô hình PPP trong giao thông vận tải Việt nam trong những năm tới. Luận án được nghiên cứu nhằm hướng tới hệ thống hóa có phát triển bổ sung làm rõ bản chất, vị trí vai trò của PPP, các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, lượng hóa kiểm định đánh giá
ảnh hưởng của các nhân tố và mối quan hệ giữa chủđầu tư trong khu vực tư nhân với nhà nước và các bên có liên quan. Từ đó đề xuất những giải pháp với các bên có liên quan để tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho mô hình PPP trong đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam, khuyến khích thu hút khu vực tư nhân cùng các bên liên quan có cái nhìn toàn diện hơn trong định hướng đầu tư phát triển một cách hiệu quả nhất, tránh được các rủi ro trong kinh doanh khắc phục những hạn chế
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến mô hình hợp tác công tư và hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Do mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung đề cập đến những vấn đề của hợp tác công - tư nói chung hoặc tập trung nghiên cứu về hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa đi sâu nghiên cứu trực tiếp, cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác công - tư
trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam. Do đó, tác giả đã đề ra mục tiêu nghiên cứu, làm rõ “các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam”.
Chương 2, tác giả sẽđi vào trình bày cơ sở lý thuyết vềđầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và các nhân tốảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ
TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1. Khái niệm và vai trò trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
2.1.1. Khái niệm hạ tầng giao thông
2.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
Theo từ chuẩn Anh- Mỹ, thuật ngữ “ kết cấu hạ tầng “ (infrastructure) thể hiện trên 4 bình diện:
- Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố...
- Công chính (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu...
- Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ... Ba bình diện trên tạo thành kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất- kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt
động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao...
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công trình vật chất kỹ
thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
2.1.1.2. Hạ tầng giao thông vận tải
Theo Mossman F. H. và Morton N. (1957), Priciples of Transportation, (e-book), khái niệm Hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc để tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế. Hạ tầng giao thông vận tải bao gồm hệ thống
cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ
trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường...
Đặc trưng của hạ tầng giao thông vận tải là có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn kết hài hoà với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Đặc trưng thứ hai là các công trình kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.
Từ những đặc điểm đặc trưng của hạ tầng giao thông vận tải, có thể nhận thấy
đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽđem lại hiệu quả, sự thông suốt cho nền kinh tế quốc gia. Cơ sở hạ tầng giao thông với sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không và kết nối các vùng, địa phương cũng như quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành lĩnh vực khác cùng phát triển; cơ hội hợp tác, kinh doanh trong nước và quốc tếđược mở rộng; kinh tế xã hội
được cải thiện và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển đồng bộ
hạ tầng giao thông vận tải gặp nhiểu thách thức, trở ngại do cần nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Nhà nước cần xây dựng được thể chếđồng bộ, rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ việc thực thi những chính sách để thu hút được nguồn vốn, nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia và đạt được mục tiêu hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.
2.1.2. Phân loại Hạ tầng giao thông vận tải
Hạ tầng giao thông được phân loại theo nhiều tiêu thức tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau:
2.1.2.1. Phân theo tính chất các loại đường
Hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ thống các loại cầu: cầu vượt, cầu chui... cùng những cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng...
Hạ tầng giao thông đường sắt bao gồm các tuyến đường ray, cầu sắt, đường hầm, các nhà ga và hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt...
Hạ tầng giao thông đường sông bao gồm các cảng sông, luồng lạch, kè bờ... là những tiền đềđể tiến hành khai thác vận tải đường thuỷ.
Hạ tầng giao thông đường biển bao gồm hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng container và các công trình phục vụ vận tải đường biển như hoa tiêu, hải đăng...
Hạ tầng giao thông hàng không là những sân bay, đường băng, hệ thống thông tin điều hành bay...
2.1.2.2. Phân theo khu vực
Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ,
đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vịđịa giới hành chính của một địa phương, một thành phố. Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe...
Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao thông quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất, tiêu thụ
hàng nông sản và sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nông thôn.
2.1.3. Vai trò của hạ tầng giao thông
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và là cầu nối giúp một quốc gia hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác giúp cho các hoạt động của nền kinh tế quốc gia đó phát triển nhanh.
2.1.3.1. Vai trò của hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế
Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế xã hội, thúc đẩy giao thương giữa các địa phương, các vùng kinh tế lãnh thổ và góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đầu tư phát triển một hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn nói riêng cũng như các địa phương nói chung, giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các khu vực dân cưđó. Thực tế cho thấy
đô thị nào có cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển thì có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn. Mặt khác, việc phát triển hạ tầng giao thông sẽ giúp cho từng vùng có thể tối ưu hóa các nguồn lực, phát huy tiềm lực của từng khu vực trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Do vậy sản xuất hàng hóa sẽ phát triển hơn nữa thông qua hệ thống trao đổi và phân phối sử dụng mạng lưới giao thông được kết nối giữa các khu vực trong cả nước.
Phát triển HTGT còn là một đòi hỏi cấp bách để theo kịp tốc độ phát triển của các phương tiện cơ giới gia tăng cũng như nhu cầu lưu thông hàng ngày càng cao đặc biệt tại các khu vực đô thị. Bên cạnh đó, ngành du lịch đầy tiềm năng của các địa phương cũng sẽ phát triển khi có được một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các vùng miền khác nhau. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Phát triển hạ
tầng giao thông” và “thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông” là hai vấn đề liên quan, tác động qua lại. Chúng ta xây dựng và phát triển cơ sở HTGT để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất vật chất khác hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông sẽ kéo theo sự phát triển của đô thị, gián tiếp tác động tới quá trình phát triển của các địa phương lân cận. Tầm ảnh hưởng của nó lại phụ thuộc vào tính chất, quy mô của đô thị, các thành phần chức năng cũng như mối quan hệ giữa chúng. Tính lan tỏa của đô thị cũng thay đổi theo thời gian, ngày càng mạnh mẽ theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Thông qua các bộ phận chức năng, những thay đổi trong nội bộ đô thị sẽ tác động đến các khu vực lân cận cũng như toàn vùng nói chung, tạo nên động lực chung cho sự phát triển của vùng.
2.1.3.2. Phát triển HTGT là cơ sở và động lực để phát triển các ngành kinh tế khác.
Có thế nói rằng HTGT là một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống nền kinh tế. Việc tăng cường phát triển giao thông sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan. Có thể minh họa điều này một cách đơn giản như sau: Khi xây mới hay nâng cấp sửa chữa hệ thống giao thông thì phải cần các yếu tố đầu vào như: máy móc, sắt thép, xi măng, đá, nhựa đường, sức lao động... Những yếu tố này lại đặt ra cơ hội cho các ngành chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp xi măng, giáo dục, y tế phát triển đếđáp
ứng. Như vậy việc phát triển hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện cho một số ngành phát