Nếu như trước đây thuật ngữ PPP còn tương đối “mờ nhạt” hoặc chỉ hạn chếở
các hình thức BOT, BT trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, cũng như chỉ
gần hơn với cuộc sống và được công nhận với tên thống nhất, mang tính pháp lý ở các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13).
Đặc biệt, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh 63/2018/NĐ-CP vềđầu tư theo hình thức
đối tác công tư; Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghịđịnh số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ vềđầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghịđịnh 30/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những tồn tại nhất định:
Các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh vẫn chưa được ban hành đồng bộ
vẫn còn phụ thuộc nhiều Luật chuyên ngành trong suốt vòng đời một dự án PPP từ bước chuẩn bịđến triển khai đầu tư và vận hành, khai thác dự án trong khi những văn bản này chủ yếu được xây dựng để điều chỉnh hoạt động đầu tư dự án công là chủ yếu. Do vậy, mặc dù Nghị định PPP ra đời nhưng phía Nhà nước và tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn (quy trình, thủ tục và nội dung cần thiết để thực hiện quyết định đầu tư dự án; công tác giám sát, nghiệm thu và thanh toán công trình đặc biệt quản lý phần vốn góp của nhà nước; công tác giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình đầu tư, vận hành; các cơ
chếưu đãi, bảo đảm đầu tư). Một trong những vấn đề cốt lõi nữa là do tính ổn định của chính sách không cao và đây là quan ngại lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các cơ chế chính sách bảo lãnh, hay nói cách khác là chia sẻ rủi ro của Chính phủđối với các rủi ro nhà nước quản lý tốt hơn như doanh thu, tỷ giá hối đoái, chuyển
đổi ngoại tệ.... còn chưa đầy đủ trong khi chỉ số tín nhiệm của Việt Nam chưa cao nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà đầu tưđều đòi hỏi lợi nhuận ở
một mức cao do phải tính cả chi phi rủi ro dự án.
Quy định bắt buộc lựa chọn mô hình đầu tư theo mô hình PPP theo quy định hiện tại vẫn dừng ở mức “ưu tiên”; trong khi quy định các nước và hướng dẫn của một số tổ
chức trên thế giới yêu cầu Chính phủ “phải” xem xét tính khả thi đầu tư dự án theo mô hình PPP trước khi quyết định bỏ toàn bộ ngân sách đầu tưđể giảm gánh nặng đầu tư
công và tăng hiệu quảđầu tư, khai thác, vận hành dự án.
Do hành lang pháp lý về PPP chưa đồng bộ, các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về dự án PPP mà họ quan tâm hoặc đang đầu tư sẽ gặp phải rủi ro liên quan đến cơ sở pháp lý. Vì những nguyên nhân nêu trên mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn tâm lý khá e dè, chần chừ khi bước chân vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và KCHTGT nói riêng, mà đặc biệt là với hình thức mới PPP.