Nhìn chung, việc triển khai các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam
đã cụ thể, hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường huy động nguồn lực trong lĩnh vực giao thông. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách khó khăn, nguồn vốn huy động từ hình thức PPP; các dự án đầu tư cơ sở
đưa vào sử dụng hàng nghìn km đường bộ, trong đó có khoảng 700 km đường cao tốc, các cầu quy mô lớn như cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cầu Việt Trì, cầu Yên Lệnh.., các cảng hàng không Vân Đồn, Phú Quốc, Vinh).
Đối với các dự án cụ thể, ngoài việc tính toán đảm bảo hiệu quả tài chính hoàn vốn đầu tư, Bộ GTVT đã chỉđạo tư vấn đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế - xã hội. Các dự án đầu tư mang lại nhiều lợi ích do rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện. Theo tính toán của tư vấn, lợi ích mang lại cho người sử dụng lớn hơn so với mức phí người sử dụng phải đóng (ví dụ, đối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Thành phố
Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, ước tính giảm 50% thời gian đi lại, giảm khoảng 30% chi phí; QL 1 đoạn Hà Nội - Vinh giảm khoảng 30% thời gian đi lại, giảm khoảng 20% chi phí; đối với QL14 đoạn Pleiku - Cầu 110 tỉnh Gia Lai giảm khoảng 37% thời gian đi lại, giảm khoảng 16% chi phí; đối với QL14 đoạn qua Đắk Nông, giảm khoảng 30% thời gian đi lại, lợi ích mang lại khoảng 244 tỷ đồng/năm, giảm khoảng 6% chi phí),... Xét tổng quan, các tuyến đường được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đã rút ngắn
đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện. Ngoài ra, chưa kểđến các lợi ích không định lượng
được bằng tiền, như giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, rút ngắn thời gian đi lại. Có thể thấy, chủ trương huy động các nguồn lực trong nước để phát triển KCHT giao thông là hướng đi đúng trong việc hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần phát huy nội lực, tăng cường sử dụng sản phẩm, hàng hóa, công nghệ và dịch vụ trong nước để giảm chi phí sản xuất, giảm nhập siêu, mang lại hiệu quả
trên nhiều phương diện.
Thực hiện một phép so sánh, nguồn vốn hợp tác công tư cho giao thông năm 2013 đạt hơn 68.500 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều lần so với cả thời kỳ 10 năm trước đó (49.600 tỷđồng). Còn so với nguồn vốn ODA, trong ba năm gần đây, vốn xã hội hóa đã huy động đạt 180 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD), bằng hơn 50% nguồn vốn ODA của Việt Nam thu hút cho lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (giao thông và viễn thông) hơn 20 năm qua.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý kết cấu hạ tầng sau khi chuyển từ sở hữu nhà nước sang đa sở hữu, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã thay đổi toàn diện, tích cực, các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp đều cải thiện tốt. Việc thoái toàn bộ vốn nhà nước tại những doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối đã thu hồi nguồn vốn nhà nước
động nguồn lực, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động (trong
điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế); Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch giữa các doanh nghiệp; Giảm sựđộc quyền tại một số lĩnh vực trước đây chỉ có 01 doanh nghiệp nhà nước đảm nhận (khai thác cảng, dịch vụ hàng không), người dân, xã hội được lựa chọn những dịch vụ, sản phẩm đa dạng, chất lượng với giá cả hợp lý.
Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển KCHTGT vừa đảm bảo mục tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giám áp lực nợ công. Chính yếu tố này đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh đây là một hướng đi đúng; hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần phát huy nội lực, tăng cường sử dụng sản phẩm, hàng hóa, công nghệ và dịch vụ trong nước để giảm chi phí sản xuất, giảm nhập siêu... Chủ trương đã được các cấp, các ngành và xã hội đồng tình cao, đã coi xã hội hóa là giải pháp tất yếu để phát triển KCHTGT, đồng thời cơ bản sẵn sàng chi trả
phí sử dụng KCHT.
Bước đầu huy động được nguồn vốn tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng, chia sẻ
gánh nặng với nhà nước; qua đó góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhưđóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy các dự án kinh tế khác. Phương thức đầu tư này không chỉ huy động nguồn vốn nước ngoài, mà thời gian gần đây đã thực sự thúc đẩy các nhà
đầu tư trong nước mạnh dạn đề xuất và thực hiện nhiều dự án BOT, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông.
Từng bước hoàn chỉnh khung pháp lý về thống nhất về PPP, theo hướng ngày càng gần với chuẩn mực quốc tế, phản ánh đúng bản chất dự án và dần xác lập rõ căn cứ phân chia lợi ích và rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư. Điều này được phản ánh rõ nét thông qua số lượng dự án thực hiện thời gian gần đây đã tăng đang kể. Đồng thời, quá trình chuẩn bị, triển khai dự án, vì thế, mà cũng giảm đáng kể so với trước đây.