Phân loại Hạt ầng giao thông vận tải

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

Hạ tầng giao thông được phân loại theo nhiều tiêu thức tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau:

2.1.2.1. Phân theo tính chất các loại đường

Hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ thống các loại cầu: cầu vượt, cầu chui... cùng những cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng...

Hạ tầng giao thông đường sắt bao gồm các tuyến đường ray, cầu sắt, đường hầm, các nhà ga và hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt...

Hạ tầng giao thông đường sông bao gồm các cảng sông, luồng lạch, kè bờ... là những tiền đềđể tiến hành khai thác vận tải đường thuỷ.

Hạ tầng giao thông đường biển bao gồm hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng container và các công trình phục vụ vận tải đường biển như hoa tiêu, hải đăng...

Hạ tầng giao thông hàng không là những sân bay, đường băng, hệ thống thông tin điều hành bay...

2.1.2.2. Phân theo khu vực

Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ,

đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vịđịa giới hành chính của một địa phương, một thành phố. Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe...

Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao thông quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất, tiêu thụ

hàng nông sản và sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)