Merna và Smith (1996) định nghĩa phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao. Rủi ro sẽđược phân chia cho bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng chiến lược phân chia rủi ro trong các dự án PPP (SMEC,2011). Đặc điểm nổi bật của các dự án PPP là rủi ro cao do thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, cần thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quảđầu tư (Nisar, 2007).
Để quản trị rủi ro tối ưu cần phải xác định và phân loại các rủi ro. Merna và Smith (1996) chia các rủi ro của dự án PPP thành hai nhóm chính: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là những rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của những người tham gia dự án, bao gồm rủi ro chính trị, pháp lý, kinh tế và môi trường. Rủi ro phi hệ
thống liên quan đến bản thân dự án, như rủi ro xây dựng, thiết kế, vận hành, tài chính và doanh thu.
Ahadzi (2004) thực hiện một điều tra về các dự án PPP ở Anh đã phát hiện thời gian chuẩn bị đầu tư của 98% các dự án dài hơn các dự án khác khoảng 11- 166% và chi phí đàm phán cũng lớn hơn từ 25 - 200%. Nguyên nhân là do khó đạt được thỏa thuận về phân chia rủi ro giữa hai khu vực. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy phân bổ rủi ro phù hợp sẽ rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đầu tư, thu được giá trịđồng tiền tốt hơn, thay vì chuyển giao rủi ro càng nhiều càng tốt cho tư nhân. SMEC (2011)
đã xây dựng các nguyên tắc phân bổ rủi ro như hình 2.2
Hình 2.2: Các nguyên tắc chính để phân bổ các rủi ro của dự án PPP
Giá trị đồng tiền
Khả năng quản lý
Khả năng chịu rủi ro
Năng lực tài trợ
Phân bổ nhiệm vụ và rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất các nhiệm vụ và rủi ro này
Duy trì tính đơn giản và minh bạch bảo đảm có thể quản lý được các rủi ro
Phân bổ rủi ro cho bên tư nhân có thể bảo hiểm với mức giá hợp lý
Tư nhân yêu cầu bù đắp cho rủi ro chuyển giao. Mức độ bù đắp phụ thuộc vào chi phí tài trợ
Charoenpornpattana và Minato (1999) cho rằng có ba phương pháp để xử lý rủi ro: kiểm soát rủi ro, giữ lại rủi ro và chuyển giao rủi ro. Nếu giữ lại rủi ro, nghĩa là gánh chịu tổn thất do rủi ro gây ra; chuyển giao rủi ro là chuyển rủi ro cho một đối tác khác
để giảm thiểu rủi ro. Một đóng góp rất quan trọng từ nghiên cứu của Li và các tác giả
(2005), xác định 4 nhân tốảnh hưởng chính đến việc phân bổ rủi ro: mức độ hỗ trợ của chính phủ, quy trình cấp phép dự án, tính biến động của hợp đồng dự án và sự thiếu kinh nghiệm của nhà nước và/ hoặc tư nhân. Điểm chung của các nghiên cứu là: các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô được giữ lại, những rủi ro liên quan dự án được chuyển giao, những rủi ro nằm trong sự kiểm soát của hai bên sẽđược chia sẻ. Ngoài những rủi ro hiện hữu, cần xác định các rủi ro tiềm tàng đểđảm bảo phân bổ hợp lý. Chẳng hạn, phân bổ các rủi ro của dự án Westlink M7 ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Ma trận chia sẻ rủi ro của dự án Westlink M7
Rủi ro Nhà đầu tư Bên được chuyển nhượng Chia sẻ
Tăng chi phí xây dựng X
Rủi ro hoàn thành X
Bất khả kháng X
Rủi ro vận hành X
Rủi ro về tính sẵn có X
Rủi ro về lượng giao thông X
Tiêu chuẩn kỹ thuật mới X
Tăng chi phí vận hành X
Rủi ro thu phí X
Nguồn: KPMG (2011)