Đối với người sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 152 - 181)

“Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ giao thông” là một trong những nhân tố

quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án PPP giao thông. Nhân tố này được thể

hiện qua sựđồng thuận và sẵn sàng trả phí dịch vụ đối với các dự án PPP. Trong thời gian dài nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế bao cấp, cơ sở hạ tầng giao thông do

Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và người tham gia giao thông quen với sử dụng hạ tầng giao thông không thu phí. Khi chuyển sang đổi mới cơ chế quản lý phát trển thị trường theo định hướng XHCN, mô hình PPP xuất hiện, các dự án PPP

được triển khai, bắt đầu phải trả phí, người tham gia giao thông đang quen dần với hình thức sử dụng dịch vụ công phải trả phí. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân: thói quen từ

trước, mức sống khả năng chi trả, những hạn chế chưa minh bạch trong xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án PPP giao thông, đôi khi thiên về lợi ích của chủđầu tư dẫn

đến những phản ứng của người dân.

Để hoàn thiện yếu tố này, cơ quan nhà nước cần đánh giá thận trọng, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức dân trí tạo sựđồng thuận của người dân, hình thành thói quen sử dụng dich vụ công trả phí. Đồng thời cần minh bạch rõ ràng phương án tài chính, các dự án PPP giao thông.

Nâng cao chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ nhằm thực sự mang lại lợi ích cho người dân, tạo sự hài lòng qua đó thúc đẩy sự sẵn lòng trả phí sử dụng dịch vụ

từ kết quả của mô hình này. Dự án cần tính tới sự hài hòa hơn lợi ích của người sử dụng khi xây dựng dự án, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án PPP trong đầu tư cơ sở

hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

Có chính sách và hình thức thu phí hợp lý để có tính thuyết phục, phù hợp với

điều kiện khả năng chi trả đối với người sử dụng dịch vụ thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào đầu tư HTGT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tập trung vào các nhân tố tác động mạnh đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam là Sự cam kết của khu vực Nhà nước; Môi trường đầu tư; Đặc điểm của dự án, tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam:

- Nhóm giải pháp về tăng cường sự cam kết của khu vực nhà nước.

- Nhóm giải pháp vềđẩy nhanh việc hoàn thiện nhân tố môi trường đầu tư. - Nhóm giải pháp đối với khu vực tư nhân.

- Nhóm giải pháp về tăng cường hỗ trợ của bên cho vay. - Nhóm giải pháp đối với người sử dụng dịch vụ.

Trong bối cảnh nhu cầu thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam lớn hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của nguồn lực hiện tại, áp dụng phương thức PPP được coi là một trong những giải pháp cần được chú trọng. Để các nhà đầu tư thấy được rõ ràng Sự cam kết của Nhà nước và Môi trường đầu tư thuận lợi và có nhiều cơ hội, khuôn khổ thể chế về PPP của Việt Nam cần được sớm hoàn thiện, bao gồm cả khung pháp lý chung và những quy định đặc thù cho phép và tạo điều kiện về pháp lý, về kỹ thuật và năng lực để cấp có thẩm quyền đưa ra những cam kết, chính sách mang tính đột phá, thúc đẩy quá trình hình thành, ký kết và triển khai dự án PPP.

KẾT LUẬN

Luận án này tiến hành nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam theo lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Các nhân tốảnh hưởng được xác định cụ thể: (1) Cam kết của khu vực Nhà nước; (2) Môi trường đầu tư ; (3) Hỗ trợ của bên cho vay; (4) Đặc điểm của dự án ; (5) Thái độ của khu vực tư nhân ; (6) Năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư

nhân; (7) Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ.

Luận án cũng đã làm rõ nội hàm khái niệm hiệu quả mô hình hợp tác công tư

trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy trong bối cảnh hiện nay các nhân tố có sức ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở giao thông Việt Nam là: Sự cam kết của khu vực nhà nước ; Môi trường đầu tư ; Đặc điểm của dự án.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp tập trung cải thiện các nhân tố Sự cam kết của khu vực nhà nước và Môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả

mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam.

PPP đã rất phổ biến trên thế giới nhưng còn mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này một cách hiệu quả trong việc hấp dẫn dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Vì sự khác biệt về chính sách,

điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế

thị trường ở nước ta còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng các nhà đầu tư tư nhân tham gia các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể khẳng định PPP là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam hiện nay trong đầu tư

cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Thông qua PPP, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời thu hút được vốn, tạo cơ hội cho khu vực tư

nhân tham gia đầu tư, đáp ứng mục tiêu vừa xây dựng phát triển hạ tầng giao thông vận tải một cách có chất lượng mà không làm tăng nợ công. Phát triển thành công mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam sẽ hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mặc dù các mục tiêu nghiên cứu đã đạt được nhưng vẫn có những hạn chế, đó là

đối tượng tiến hành khảo sát mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp trong nước, chưa tiếp cận được các doanh nghiệp nước ngoài; nghiên cứu cũng chưa tập trung đi sâu, làm rõ

được nhân tố Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ mà theo các lý thuyết về kinh tế và quản trị kinh doanh thì đây là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của tất cả

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Quang Đức (2017), “Giải pháp nâng cao hiệu quảđối với hình thức hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng Ngành Hàng không Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, Tháng 2/2017, tr. 198-202.

2. Phạm Thanh Hiền và Nguyễn Quang Đức (2017), “Vượt bẫy thu nhập trung bình: Những kinh nghiệm và bài học quốc tế”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tháng 3/2017, tr. 64-70.

3. Thục San và Nguyễn Quang Đức (2017), “Agribank: Chuyển mình từ thành công tái cơ cấu”, Tạp chí Ngân hàng, Tháng 3/2017, tr. 27-29.

4. Nguyễn Quang Đức (2019), “Tình hình triển khai mô hình hợp tác công tư trong

đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, Tháng 9/2019, tr. 80-86.

5. Nguyễn Quang Đức (2019), “Vai trò của mô hình hợp tác công tư trong đầu tư

cơ sở hạ tầng giao thông vận tải”, Tạp chí Công Thương, Tháng 10/2019, tr. 100- 106.

6. Nguyễn Quang Đức (2019), “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia - Khuyến nghị sửa đổi những vấn đề kinh tế trong Luật đất đai 2013,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdel-Aziz A. M. (2007), “Successful delivery of PPP for infrastructure development”, Journal of Construction Engineering and Management, 133(12), tr. 918-931.

2. Abdullah, Nazamul A. và Manjur (2013), “Global experiences of Public-Private Partnership: Lessons for Bangladesh”, International Journal of Social Sciences, 13(1), tr. 16-38.

3. ADB (2008), Public - Private Partnerships Handbook, Asian Development Bank, Philippines.

4. ADBI (2009), Engaging the Private Sector in Public - Private Partnerships, Tokyo: Asian Development Bank Institute.

5. African Legal Support Facility (ALSF) (2016), Implementing Transparency In Public-Private Partnerships In Africa, http://www.aflsf.org/blog/implementing- transparency-public-private-partnerships-africa.

6. Ahadzi M. và Bowles G. (2004), “Public-private partnerships and contract renegotiations: an empirical study”, Construction Management and Economics, 22(9), tr. 976-978.

7. Ajzen I. (1991), “The theory of planned behaviour”, Organization behaviour and human processes, 50, tr. 179-211.

8. Al-Alwan A.M. (1991), The Effect of Road Investment on Economic Development: A Case Study of the Oregon Counties Dissertations and Theses, tr. 1288.

9. Albalate D., Bel G. và Fageda X. (2012), Beyond pure public and pure private management models: Mixed firms in the European Airport Industry.

10. Alinaitwe H. và Ayesiga R. (2013), “Success Factors for the Implementation of Public-Private Partnerships in the Construction Industry in Uganda”, Journal of Construction in Developing Countries, 18(2), tr. 1-14.

11. Alleyne P. và BroomeT. (2011), “Using the Theory of Planned Behaviour and Risk Propensity to Measure Investment Intentions among Future Investors”, Journal of Eastern Caribbean Studies, 36(1), tr. 1-20.

12. Alquier A. M., Cagno E., Caron F., Leopulos V. và Ridao M. A. (2002), Analysis of External and Internal Risks in Project Early Phase”, in The Frontiers of Project Management Research, D. Slevin, D. Cleland e J. Pinto, eds.: Project Management

13. Ameyaw E. E và Chan A.P.C. (2016), “Critical success factors for public-private partnership in water supply projects”, Facilities, 34(3/4), tr. 124-160.

14. Athena Infonomics (2012), Public Private Partnerships in India Lessons from Experiences.

15. Babatunde O.S, Opawole A. và Akinsiku E.O (2012), “Critical success factors in public-private partnership (PPP) on infrastructure delivery in Nigeria”, Journal of Facilities Management, 10(3), tr. 212-225.

16. Babatunde S. O. (2015), Developing public private partnership strategy for infrastructure delivery in Nigeria, Published PhD thesis, University of Northumbria at Newcastle.

17. Babatunde S.O., Perera S., Zhou L. và Udeaja C. (2015), Barriers to public private partnership projects in developing countries, Engineering, Construction and Architectural Management. 22(6), tr. 669 - 691.

18. Báo Đấu thầu (2017), Sẽ minh bạch thông tin suốt vòng đời dự án PPP, http://baodauthau.vn/dau-tu/se-minh-bach-thong-tin-suot-vong-doi-du-an-ppp- 47715.html.

19. Beyene T. T. (2014), “Factors for Implementing Public-Private Partnership (PPP) in the Development Process: Stakeholders’ Perspective from Ethiopia”,

International Journal of Science and Research, (IJSR). 3(3).

20. Bhatia B. và Gupta N. (2006), Lifting constraints to Public-Private Partnerships in South Asia, Washington, DC: World Bank.

21. Bovaird T. (2004), “Public–private partnerships: From contested concepts to prevalent practice”, International Review of Administrative Sciences, 70(2), tr. 199- 215.

22. Boyer E. J., Slyke D. M. V. và Rogers J. D. (2016), “An empirical examination of public involvement in public-private partnerships: Qualifying the benefits of public involvement in PPPs”, J. Public Administration Res. Theory, 26(1), tr. 45–61.

23. Bộ Giao thông vận tải (2016), Báo cáo đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ

tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015.

24. Bộ Giao thông vận tải (2016), Sổ tay quy trình quản lý và tài liệu hướng dẫn cách thực hiện các dự án PPP.

26. Buxbaum J. N và Ortiz I. N. (2009), “Public sector decision making for public- private partnerships”, Transportation Research Board, 391.

27. Canadian Council for PPP (2011), Public Private Partnerships - A guide for municipalities.

28. Capital A. (2015), Attracting Private Capital for Indian Infrastructure - Rejuvenating and Expanding the PPP Programme, published by the City of London.

29. Carruthers R., Krishnamani R. R. và Murray S. (2008), Improving Connectivity: Investing in Transport Infrastructure in Sub-Saharan Africa.

30. Công ty cổ phần đầu tưĐèo Cả (2016), Hạ tầng giao thông và mục tiêu đến năm 2020, http://dcic.vn/ha-tang-giao-thong-va-muc-tieu-den-nam-2020.

31. Cuttaree V. (2008), Key Success Factors for PPP projects Based on International Experience, chủ biên, The World Bank.

32. Chan A. P., Lam P. T., Chan D. W., Cheung E. và Ke Y. (2010a), Critical success factors for PPPs in infrastructure developments: Chinese perspective, Journal of Construction Engineering and Management. 136(5), tr. 484-494.

33. Chan A. P., Lam P. T., Chan D. W., Cheung E. và Ke Y. (2010c), Privileges and attractions for private sector involvement in PPP projects, Challenges, Opportunities and Solutions in Structural Engineering and Construction, Taylor & Francis Group, London, tr. 751-755.

34. Chege L. (2003), Attracting investors into Private infrastructure investment in Emerging markets.

35. Chen S. (2013), Improving Value for Money in Public Private Partnership Infrastructure Projects, Published PhD thesis, The Hong Kong University of Science and Technology.

36. Cheng E.W.L. (2016), “Intentions to form project partnering in Hong Kong: Application of the theory of planned behavior”, J. Constr. Eng. Manag.,. 142(12). 37. Cheung E, Chan A. P.C. và Kajewski S. (2009), “Reasons for implementing

public- private partnership projects: Perspectives from Hong Kong, Australian and British practitioners”, Journal of Property Investment & Finance, 27(1), tr. 81 - 95.

38. Cheung E. (2009), Developing a best practice framework for implementing public private partnerships (PPP) in Hong Kong, PhD diss, Queensland University of Technology.

39. Cheung E., Chan A. P. và Kajewski S. (2012a), “Factors contributing to successful Public Private Partnership projects: Comparing Hong Kong with Australia and the United Kingdom, Journal of Facilities Management, 10(1), tr. 45-58.

40. Cheung E., Chan A. P., Lam P. T., Chan D. W. và Ke Y. (2012b), “A comparative study of critical success factors for Public-Private Partnerships (PPPs) between Mainland China and the Hong Kong Special Administrative Region”, Facilities - Special Issue on Facility Management Development, 30(13/14), tr. 647-666. 41. Chính phủ (2009), Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh

Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 03 tháng 03 năm 2009.

42. Chính phủ (2010), Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí

điểm đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2010, chủ biên. 43. Chính phủ (2015), Nghịđịnh số 15/2015/NĐ-CP vềĐầu tư theo hình thức PPP,

ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.

44. Chính phủ (2015), Nghịđịnh số 30/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2015.

45. Chính phủ (2018), Nghịđịnh số 63/2018/NĐ-CP vềĐầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 04 tháng 05 năm 2018.

46. Cho K., Hong T. và Hyun C. (2009), “Effect of project characteristics on project performance in construction projects based on structural equation model, Expert Systems with Applications, 36(7).

47. Chou J.S., Tserng H.P., Lin C. và Yeh C.P. (2012), “Critical factors and risk allocation for PPP policy: Comparison between HSR and general infrastructure projects”, Transp. Policy, 22, tr. 36-48.

48. Chowdhury A., Chen P.-H. và Tiong R. (2011), “Analysing the structure of PublicPrivate Partnership projects using network theory”, Construction Management and Economics, 29(3), tr. 247-260.

49. Delmon J. (2011), Public-Private Partnership Projects in Infrastructure: An Essential Guide for Policy Makers.

50. Deloitte LLP (2016), A positive horizon on the road ahead? European Infrastructure Investors Survey 2016.

51. Demirag I., Khadaroo I., Stapleton P. và Stevenson C. (2011), “Risks and the financing of PPP: Perspectives from the financiers”, The British Accounting Review, 43(4), tr. 294-310.

52. Department of Economic Affairs (2006), National Public Private Partnership Handbook, tr. 1 - 246.

53. Đặng Thị Hà (2013), Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 152 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)