Tăng cường hỗ trợ của bên cho vay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 151 - 152)

Mặc dù những năm gần đây một số doanh nghiệp tư nhân đã có sự phát triển tương đối nhanh, nhưng nhìn chung khu vực tư nhân Việt nam còn nhỏ yếu. Nguồn vốn

chủ sở hữu chiếm tỷ lệ không cao trong tổng vốn đầu tư của các dự án PPP giao thông. Thực tế cho thấy các dự án PPP giao thông đã triển khai trong thời gian vừa qua đã có sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà tài trợ là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Tỷ trọng vốn khá lớn vay từ các ngân hàng góp phần dự án hoàn thành, nhưng độ rủi ro cũng cao. Trong cơ cấu nguồn vốn của các của các ngân hàng Việt Nam thì tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thấp. Đây là trở ngại ảnh hưởng không nhỏđến quyết định tài trợ cho các dự án PPP giao thông. Cùng với đó là năng lực tài chính hạn chế của các nhà đầu tư tư nhân đòi hỏi các ngân hàng rất thận trọng trong thẩm định, đánh giá mức

độ rủi ro khả năng trả nợ, khả năng thu hồi vốn đểđưa ra quyết định tham gia tài trợ cho các dự án PPP giao thông.

Trong thời gian tới sựđồng hành của các ngân hàng thương mại vai trò của nhà tài trợ, cho các nhà đầu tư tư nhân là rất quan trọng để dự án thành công, đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư và cho bản thân các ngân hàng. Để hoàn thiện yếu tố này các ngân hàng thương mại cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao năng lực dự báo, phân tích đánh tình hình, xu hướng các biến động kinh tế trren cơ sởđó xây dựng chiến lược hợp tác dài hạn với các nhà đầu tư trong triển khai các dự án PPP.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua khả năng nhận biết, phân tích đánh giá các loại rủi ro có thể xảy ra để chủđộng có những giải pháp phối hợp với các bên có liên quan phòng ngừa hạn chế những thiệt hại của rủi ro gây ra khi đầu tư cho các dự án PPP giao thông.

- Cải thiện cơ cấu nguồn vốn tín dụng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua xây dựng ban hành và triển khai cơ chế chính sách cơ chế huy động vốn từ

dân cư và các nguồn vốn nhàn rỗi cho các hoạt động đầu tư dài hạn và trung hạn. - Chủđộng tích cực trong phối hợp với khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý nhà nước trọng xây dựng, hợp tác hỗ trợ tài chính cho các dự án PPP giao thông, xác

định mức lãi suất cho vạy phù hợp, đảm bảo phân chia lợi ích hợp lý giữa nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)