Hành động lãnhđạo (DO)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam (Trang 60 - 62)

Hành động lãnh đạo là sự cụ thể hoá của những tố chất lãnh đạo cũng như

những hiểu biết về thuật lãnh đạo của lãnh đạo cấp trung trong bối cảnh tổ chức cụ thể. Ví dụ: Người lãnh đạo cấp trung với tố chất sáng tạo thường hay khuyến khích sự đổi mới trong tổ chức, người lãnh đạo cấp trung với kiến thức về quản trị nhân sự thường khen chê đúng lúc nhằm khuyến khích thuộc cấp hăng say làm việc hơn…Hành động lãnh đạo chính là những gì lãnh đạo cấp trung làm trong các tình huống lãnh đạo cụ

thể (trên thực tế nó có thể hoặc không chịu ảnh hưởng bởi tố chất và kiến thức lãnh

đạo của lãnh đạo cấp trung) đặt trọng tâm vào hành vi lãnh đạo - những hành động mà người lãnh đạo thườngthể hiện trong tình huống nhất định, thậm chí còn hình thành nên phong cách lãnh đạo cụ thể.

Trong các lý thuyết về lãnh đạo đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy lý thuyết lãnh đạo hành vi nhấn trọng tâm vào hoạt động lãnh đạo của cá nhân thu hút sự tham gia và tạo động lực để mọi người thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu chung của tổ chức thông qua sự thay đổi tư duy, cảm xúc, mở rộng tầm nhìn,… gắn kết hành động với những nguyên tắc, niềm tin, giá trị… tạo ra những thay đổi tốt hơn cho tổ chức. Theo Alan Bryman (1993) đây là lý thuyết lãnh đạo tiến bộ vì nó bao hàm các đặc trưng của các lý thuyết lãnh đạo trước đó. Còn House & Shamir (1993) cho rằng lý thuyết này có quan

điểm tiến bộ vì nó quan tâm tới hành động lãnh đạo cụ thể và ảnh hưởng của những hành động đó tới quyền uy của người lãnh đạo cũng như khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác. Từ những phân tích này có thể thấy, tư tưởng của lý thuyết lãnh đạo hành vi có thểđược dùng để “kiểm chứng” ở Việt Nam với bối cảnh chung đang là tâm

điểm của sự chú ý: Tầm nhìn hạn chế của lãnh đạo, sự gắn kết yếu của các cá nhân, mong muốn thể hiện bản thân của cá nhân ngày càng gia tăng, tri thức tiến bộ và thông tin rộng mở cho tất cả mọi người, vấn đềđạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp….

Trong số các quan điểm của trường phái lý thuyết lãnh đạo hành vi, tác giả lựa chọn khung lý thuyết lãnh đạo của Kouzes & Posner (1993). Lý thuyết nhấn mạnh giá trị và tầm nhìn của người lãnh đạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và các cá nhân khác, người lãnh đạo thể hiện mình như thế nào trong mối quan hệ đó và có những hành

động lãnh đạo cụ thể nào để có thể lôi kéo mọi người, thể hiện tầm nhìn được chia sẻ....Các hành động lãnh đạo này gắn chặt chẽ với “DO” của người lãnh đạo nói chung và được thể hiện ở 5 nội dung trình bày trong Bảng 2.3.

Bảng 2.6. Năm thành phần của hành động lãnh đạo trong nghiên cứu của Kouzes & Posner (1993) Hành động lãnh đạo BẢN CHẤT Chấp nhận thử thách Là hành động liên quan đến việc tìm kiếm các thách thức và cơ hội

để trải nghiệm khả năng của người lãnh đạo, bao gồm việc thử sức với cách nhìn, cách tiếp cận mới, tìm kiếm cách thức mới vượt ra khỏi phạm vi doanh nghiệp để cải thiện hơn nữa những gì đã và

đang có, luôn đặt câu hỏi: “chúng ta đã học hỏi được những gì?”khi kết quả đạt được không như mong đợi. Dám đối mặt và dám chấp nhận rủi ro ngay cả khi có nguy tiềm ẩn, sẵn sàng tiên phong vượt qua trở ngại ngay cả trong những điều kiện không chắc chắn.

Tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ

Là hành động liên quan đến những khuynh hướng và mong muốn tương lai, người lãnh đạo gây dựng viễn cảnh về một tương lai tươi

đẹp của tổ chức, đưa ra những mục tiêu dài hạn gắn kết với tầm nhìn được chia sẻ, truyền bá niềm tin vững chắc về ý nghĩa và mục

đích chung của doanh nghiệp cho mọi người, tràn đầy lòng nhiệt tình và thiện chí. Như vậy, tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ không chỉ dừng lại ở việc người lãnh đạo đặt ra và xây dựng tầm nhìn, giải thích rõ ràng tầm nhìn mà còn là khả năng thuyết phục cấp dưới rằng tầm nhìn đó là khả thi.

Phát triển nhân viên

Là hành động liên quan đến việc phát triển các mối quan hệ, quan tâm và lắng nghe những ý kiến khác nhau, cho phép mọi người chủ động quyết định trong công việc của mình, tạo điều kiện cho cá nhân trưởng thành trong công việc thông qua rèn luyện và học hỏi.

Đồng thời người lãnh đạo cũng có thể tăng quyền lực cho cấp dưới, phân quyền cho các cá nhân, khiến họ bớt phụ thuộc vào lãnh đạo.

Hành động

lãnh đạo BẢN CHẤT

Làm gương cho cấp dưới

Là hành động liên quan đến việc người lãnh đạo đặt ra hình mẫu về

những gì họ mong đợi từ người khác, đảm bảo cho những người cùng làm việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực đã đề ra, tuân thủ các cam kết và giữ lời hứa, nhận thức rõ ràng về triết lý lãnh

đạo, chắc chắn về tính xác thực của các kế hoạch, tính khả thi đối vối mục tiêu của doanh nghiệp, đưa ra tiến trình đạt mục tiêu rõ ràng. Ngoài ra, với vai trò làm mẫu, người lãnh đạo được coi như

một tấm gương - đây là cách để người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng nhằm tăng sự quyết tâm của cấp dưới .

Truyền nhiệt huyết

Là hành động liên quan đến việc người lãnh đạo thể hiện cho người khác thấy lòng tin của người lãnh đạo đối với khả năng của họ, đối xử với mọi người bằng sự quan tâm quý mến thực sự, đảm bảo mọi người được phần thưởng xứng đáng với những đóng góp của họ vì thành công chung của doanh nghiệp, khuyến khích mọi người chia sẻ những ước vọng tương lai sáng sủa, thể hiện sự cảm kích và am hiểu sâu sắc của lãnh đạo đối với các cá nhân và hỗ trợ họ khi cần.

Để có thể tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ, việc người lãnh đạo truyền nhiệt huyết, đặt niềm tin và giúp cấp dưới tự tin sẽ khiến họ

thực hiện công việc tốt hơn .

Nguồn: Kouzes J.M. and Posner B.Z. (1993)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)