Có rất nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp trung, cụ thể là:
2.4.2.1. Nhân tố thuộc vềđặc điểm của doanh nghiệp
Việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của nhà lãnh đạo nói chung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp như: quy mô của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp….
Quy mô của doanh nghiệp: quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào số lượng nguồn nhân lực và số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì đòi hỏi số lượng người lãnh đạo sẽ phải nhiều, đặc biệt doanh nghiệp nào càng nhiều chi nhánh hay đơn vị thành viên thì số lượng nhà lãnh đạo cấp trung càng gia tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lãnh đạo doanh nghiệp. Càng nhiều người lãnh đạo thì càng phức tạp vì khó có thể thống nhất trong các quyết sách về quản lý. Đôi khi còn gây ra sự chồng chéo trong lãnh đạo giữa các bộ phận, phòng ban. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì số lượng người lãnh đạo sẽ ít, do đó việc ra quyết định và thực thi các quyết định đó sẽ dễ dàng nhanh chóng
đến từng nhân viên và công việc lãnh đạo cũng sẽ dễ dàng hơn.
Loại hình doanh nghiệp: xã hội ngày càng phát triển thì càng đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy mô và sự phân cấp quản lý trong doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có một chủ doanh nghiệp chính là giám đốc doanh nghiệp và trưởng các bộ phận phòng ban là những nhà lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp. Với loại hình doanh nghiệp này thường có quy mô vừa và nhỏ do đó việc lãnh đạo sẽ dễ dàng, mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể chỉ do giám đốc doanh nghiệp trực tiếp lãnh đạo và những nhà lãnh đạo cấp trung chỉ là người thừa lệnh thực thi công việc của giám đốc do đó các quyết định đưa ra sẽđược thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Nhưng nếu là công ty cổ phần hay doanh nghiệp liên doanh thì sự phân cấp quản lý sẽ phức tạp hơn, bộ máy lãnh đạo sẽ được phân thành 3 cấp là lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung và lãnh đạo cấp thấp. Thực tế cho thấy rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì số
lượng người lãnh đạo càng nhiều thì công tác lãnh đạo doanh nghiệp càng phức tạp và càng khó khăn. Điều này đỏi hỏi nhà lãnh đạo phải có năng lực lãnh đạo tốt mới có thể điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có bộ máy tổ chức càng gọn nhẹ, linh hoạt, thì việc ra quyết định và lãnh đạo càng dễ dàng hơn. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện những thay đổi nhu cầu của thị trường từ đó nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh. Ngoài ra với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số
lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh
đạo đến nhân viên. Từđó năng lực về tổ chức và triển khai công việc đến cấp dưới của nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn.
2.4.2.2. Nhân tố từ nhà quản lý cấp cao và nhân viên cấp dưới
Với chức năng là cầu nối trung gian giữa nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp dưới, nhà lãnh đạo cấp trung vừa là người tham mưu cho nhà lãnh đạo cấp cao trong
việc xây dựng các chiến lược, chiến thuật sản xuất kinh doanh vừa là người trực tiếp dẫn dắt nhân viên cấp dưới thực thi các chiến lược, chiến thuật đó. Vì vậy, năng lực của nhà lãnh đạo cấp trung sẽ bịảnh hưởng bởi cả nhà lãnh đạo cấp cao lẫn nhân viên cấp dưới.
Đối tvới tnhân tviên tcấp tdưới: tlãnh tđạo tlà tquá ttrình tgây tảnh thưởng tđến tđội tngũ
tnhân tviên tcấp tdưới tđể thọ tcó tthể ttự tgiác tvà tnhiệt ttình tlàm tviệc. tChính tvì tvậy, tmức tđộ
tthể thiện tnăng tlực tlãnh tđạo tcủa tnhà tlãnh tđạo tcấp ttrung tcũng tkhác tnhau ttùy tthuộc tvào
tđặc tđiểm, ttính tchất, ttrình tđộ thọc tvấn tvà tsự tnhạy tcảm tcủa tcác tloại tnhân tviên tdưới
tquyền. tNếu tđội tngũ tnhân tviên tcòn thạn tchế tvề ttrình tđộ tvăn thóa, tmức tđộ tsáng ttạo, ttự
tchủ ttrong tcông tviệc tthì tđiều tnày tlàm tảnh thưởng tđến tnăng tlực tlãnh tđạo tcấp tdưới tcủa
tnhà tlãnh tđạo tcấp ttrung ttrong tcác thoạt tđộng tnhư tđộng tviên tkhuyến tkhích, tphát ttriển
tđào ttạo, tquản tlý tnhóm,…và tngược tlại.
Đối với nhà lãnh đạo cấp cao: sựảnh hưởng từ sức ép công việc và sự chỉđạo của nhà lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực lãnh đạo của nhà lãnh
đạo cấp trung. Nếu trong doanh nghiệp mà số lượng nhà lãnh đạo cấp cao nhiều lại không có sự thống nhất trong các quyết định chỉđạo thì rất mệt mỏi khó khăn cho việc thực thi các quyết định đó của nhà lãnh đạo cấp trung đến nhân viên cấp dưới. Mặt khác, yêu cầu đặt ra về các chỉ tiêu hoạt động từ nhà lãnh đạo cấp cao càng khắt khe thì càng gây sức ép và áp lực cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung… và ngược lại.