- Trình độ: Trình độ của lãnh đạo cấp trung muốn nói đến ởđây bao gồm trình
độ học vấn và trình độ chuyên môn. Việc lãnh đạo cấp trung có được nền tảng trình độ
kiến thức cơ bản, kiến thức tốt về ngành, lĩnh vực, về hoạt động lãnh đạo, quản lý sẽ giúp họ có thể vận dụng trong quá trình lãnh đạo hoạt động kinh doanh của bộ phận một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, có nền tảng trình độ tốt giúp họ có thể nhanh chóng tiếp thu hiệu quả các kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo. Để có
được năng lực lãnh đạo nhất định và ngày càng cao thì bản thân người lãnh đạo phải có ý thức học tập và rèn luyện để có thể bổ sung và nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.
- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của lãnh đạo cấp trung có thể được đúc kết từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà lãnh đạo thành công ở trong nước và quốc tế.
Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao kỹ năng, năng lực cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thông qua quá trình công tác, họ có thể tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để có thể lãnh đạo doanh nghiệp. Những trải nghiệm từ thực tiễn kinh doanh sẽ giúp nhà lãnh đạo cấp trung ngày càng tự tin, vững vàng trên thương trường.
- Các tố chất thiên bẩm: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng nhận thức và đặc điểm tính cách phần nào là do bẩm sinh. Vì thế tài năng hoặc đặc điểm bẩm sinh có thể đem đến sự thuận lợi hoặc bất lợi nhất định cho một nhà lãnh đạo. Kontoghiorghes, C. và Neophytou, A. (2011) đã chỉ ra các tố chất thiên bẩm đểđánh giá năng lực lãnh đạo cấp trung bao gồm: chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số xã hội (SQ), chỉ số sáng tạo (CQ), chỉ số say mê (PC), chỉ số vượt khó (AQ), chỉ số biểu đạt ngôn ngữ (SQ), chỉ số đạo đức (MQ)…Các chỉ số này trong những tình huống khác nhau đều quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo cho lãnh đạo cấp trung. Một nhà lãnh đạo không nhất thiết phải hội tụđủ
các tố chất này mà trong những tình huống khác nhau các tố chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo.
- Độ tuổi: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của lãnh đạo cấp trung. Các nhà lãnh đạo trẻ thì thường yêu thích sự
mạo hiểm, có nhiều ý tưởng táo bạo, thích thay đổi hơn, linh hoạt, dễ thích nghi với những biến động của môi trường… Riêng với lãnh đạo lớn tuổi hơn thì họ lại có yếu tố
kinh nghiệm, sự từng trải nên trong nhiều tình huống dù khó khăn, họđều có bản lĩnh vững vàng trên thương trường.
- Truyền thống gia đình: Hiện nay có một số quan điểm khác nhau bàn về việc hình thành tố chất, phẩm chất của con người nói chung và của nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng. Có quan điểm cho rằng: các yếu tố hình thành nên tố chất lãnh đạo của các nhà lãnh đạo chủ yếu là từ gia đình và dòng tộc, nếu ai đó không sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm lãnh đạo thì khó có thể có các tố chất lãnh đạo và vì thế khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong một doanh nghiệp. Rất nhiều người làm lãnh đạo theo con đường “cha truyền con nối”, bố mẹ gây dựng cơđồ và con cái sẽ trở
thành lãnh đạo mà không phải trải qua một trường lớp đào tạo nào. Tuy nhiên, một số
quan điểm khác lại cho rằng: thái độ, hành vi và tố chất là đặc tính của mỗi cá nhân và có thể rèn luyện được. Những người theo quan điểm này đã nghiên cứu và nhận ra rằng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp dù sinh trưởng trong các gia đình khác nhau, điều kiện khác nhau nhưng đều có những đặc tính chung của người làm lãnh đạo. Nhiều cá nhân được sinh ra từ những gia đình không có truyền thống làm lãnh đạo nhưng đã sớm bộc lộ tính cách của một người lãnh đạo và quá trình học hỏi, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và thái độ, tố chất cá nhân đã trở thành những nhà lãnh đạo tài ba.
- Sức khỏe: sức khỏe là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lãnh đạo bởi vì sức khỏe là vàng, người lãnh đạo có tài giỏi đến đâu, có ý thức quyết tâm trong học tập rèn luyện nhưng sức khỏe không đảm bảo sẽ không thể làm việc hiệu quả và đạt kết quả cao. Chúng ta không thể cho rằng chỉ có những người công nhân làm việc trong các phân xưởng sản xuất hay trên công trường mới cần có sức khỏe cường tráng mà ngay cả những người lãnh đạo ở mọi cương vị khác nhau cũng đều cần phải có một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai. Các nhà lãnh đạo có thể trạng khỏe mạnh, đầu óc tinh thần minh mẫn sẽ tác động tới khả năng hoạt động trong công việc và cuộc sống.