Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Đề án maketing công nghiệp_chiến lược mở kênh phân phối (Trang 30 - 32)

II. Tổng quan về cơ sở lý thuyết

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhôm kính xây dựng của công ty Việt Đức bao gồm một số công ty lớn như: Quân Đạt (Sài Gòn), Eurowindow, Phi Kha, Viglacera, Vietteach,.... Mức độ vừa và nhỏ... Châu Á, CBM, Nhôm kính Hà Nội, Ngọc Diệp… Hiện nay dẫn đầu thị trường và bỏ xa các đối thủ còn lại là Viglacera, Eurowindown, tuy nhiên khoảng cách này sẽ bị thu hẹp dần do sự thay đổi chiến lược đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp phía sau.

Công ty cổ phần Viglacera: nhà sản xuất kính hàng đầu tại Việt Nam, với công suất 420 tấn thủy tinh/ngày tương đương với 23 triệu m2 kính Qtc/ năm, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn Châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn làm phôi cho kính công nghệ cao. Hiện đang sử dụng là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Viettech là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt hệ thống nhôm kính kiến trúc cho

26 các toàn nhà. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công ty hiện có gồm nhà xưởng, nhà máy ở Đông Anh rộng khoảng 2000 m2 với các trang thiết bị, máy móc gia công các sản phẩm nhôm kính,…

 Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Phi Kha: trải qua hơn 28 năm kinh nghiệm trong sản xuất của nhôm kính, hiện nay là công ty đầu tiên sở hữu 3 dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ nhất Việt Nam; sở hữu 2 nhà máy lớn với quy mô lên đến 25.000 m2 công suất một nhà máy có thể đạt được là 400.000 m2/năm.

 Công ty Cổ phần Eurowindow: là công ty có tiềm lực lớn về sản xuất nhôm kính ở Việt Nam, có 5 nhà máy trải dài dọc theo các miền của đất nước từ Bắc đến Nam, với dây chuyền sản xuất chuẩn châu Âu như dây chuyềndán Laminate…

Việt Đức hiện đang đầu tư và mở rộng ở thị trường Miền Trung, nên việc tìm hiểu rõ các đối thủ ở Miền Trung là hết sức cần thiết .Một số đối thủ cạnh tranh như:

 Xưởng cơ khí Thái Huỳnh ( Nghệ An): với diện tích toàn bộ nhà xưởng hơn 500 m2, được đầu tư dây chuyền sản xuất, tăng tính thẩm mỹ và chất lượng. Tuy quy mô không lớn nhưng chất lượng tốt, Thái Huỳnh đang là sự lựa chọn được khách hàng hướng tới, chiếm được thị phần không nhỏ ở các tỉnh miền Trung.

 Công ty cổ phần VINHHOME: cung cấp các sản phẩm với nhiều mặt hàng về cửa nhôm kính cho thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh; trải qua hơn 10 năm thành lập, Vinh Home chuyên cung cấp cửa kính thuỷ lực với phụ kiện kính cao cấp,chất lượng và giá rẻ.  Công ty nhôm kính Nam Ân (Đà Nẵng): có thương hiệu cửa cao cấp Atarashi Window sử dụng nguyên liệu nhập khẩu bởi tập đoàn SAPA Thụy Điển; sở hữu nhà máy nhôm kính lớn nhất miền Trung với tổng diện tích 10.000 m2, hệ thống máy móc được nâng cấp, hiện đại, công suất lớn. Nam Ân hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn ở thị trường miền Trung.

Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Đại Hào Nam (Hanawindow): Hơn 6 năm hoạt động, đến nay Đại Hào Nam là một công ty có nền tảng vững chắt, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, gia công và lắp đặt các sản phẩm cửa sổ cửa đi nhôm kính cho các tòa nhà văn phòng, khách sạn căn hộ, nhà hàng, biệt thự-villa,..tại Việt Nam với thương hiệu HANAWINOW ngày càng lớn mạnh. Đầu tư dây chuyền sản

27 xuất hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, hệ thống máy cắt CNC 2 đầu, hệ thống máy ép dập, hệ thống đục và hệ thống thiết bị khác nhằm phục vụ cho sản xuất chuyên ngành nhôm kính được nhập khẩu từ các nước Châu Âu.

Các công ty, doanh nghiệp này đã có một chỗ đứng trong lòng khách hàng. Vì thế, Việt Đức cần có một chiến lược kinh doanh cụ thể và chi tiết, tìm hiểu rõ để dễ dàng tiếp cận với thị trường miền Trung này. Bên cạnh đó, Việt Đức cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vì đối thủ cạnh tranh cũng đang không ngừng nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm của họ.

Một phần của tài liệu Đề án maketing công nghiệp_chiến lược mở kênh phân phối (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)