Hơi Nam – Ai: tính chất buồn, bi ai.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 89 - 93)

Thang âm – Điệu thức “Gốc” thứ hai trong nhạc Tài tử Nam bộ là Thang âm – Điệu thức Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng âm nhạc của Chàm ảnh hưởng mạnh vào âm nhạc của người Việt và hình thành nên hơi Nam: “… Khi Chúa Nguyễn khai thác bờ cõi vào đất Chiêm Thành, âm nhạc Việt Nam ở phía Bắc, khi vào Nam đã bị ảnh hưởng âm nhạc Chàm để trở thành những cung Nam ai

Oán…”1. Theo Giáo sư Trần Văn Khê, từ “Nam” đã chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của loại hơi này.

Thang âm – Điệu thức Nam

Với thang âm – điệu thức Nam, cùng cách xử lý các bậc ta sẽ cĩ hơi Nam, tính chất buồn thảm, bi ai, trái ngược với tính chất vui, trang nghiêm,.. – hơi Bắc và Lễ trong thang âm – điệu thức Bắc. Theo chúng tơi, thang âm – điệu thức Nam gồm cĩ hai dạng: dạng thứ nhất với thang âm Hị – I – Xang – Xê – Cơng – Liu, ở đây được thể hiện trong bản Nam Ai, chúng tơi dùng thuật ngữ hơi Nam – Ai và dạng thứ hai là Hị – I – Xang – Xê – Phan – Liu dùng trong bộ bốn bản Oán, chúng tơi gọi là hơi Nam – Oán (sẽ phân tích ở mục 3.2.4 Đặc điểm âm điệu của các bản Oán).

Phân tích bản Nam Ai, lớp I, 4 câu (xem ví dụ 3.3.22), ta thấy các bậc trong thang âm được xử lý như sau:

Bậc I ổn định, rung Bậc III vỗ

Bậc IV ổn định, rung Bậc V vỗ

Bậc VI khơng ổn định

- Bậc I là bậc ổn định, được xử lý rung và làm chỗ dựa cho các bậc khác trong thang âm. Tuy là âm ổn định nhưng việc xử lý âm này rất phức tạp. Từ âm bậc IV rung, về bậc I hoặc từ âm bậc IV rung, lên bậc V rồi vào bậc I thì âm bậc I sẽ được vỗ, sau đĩ rung nhẹ. Trường hợp trước nĩ là âm bậc VII cũng vậy. Nếu

sau âm bậc I là âm bậc II – âm chữ U – nĩ sẽ được rung mạnh hơn bình thường, cảm giác như bị hút lên âm bậc II vậy. Ngồi ra, khi âm bậc I được ngân dài, âm thường được đẩy lên bậc III rồi trả về bậc I rung hoặc đẩy lên âm bậc IV rung, lướt qua bậc III rồi trả về bậc I rung. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc I cĩ thể di chuyển đi lên bậc II, bậc III, đi xuống bậc VII, nhảy lên tự do vào các bậc IV, V, VI và quãng 8, khơng thấy nhảy lên quãng 7. Âm bậc I khi được đặt ở cuối câu thì ở phách 1, nhịp 4 của câu trước đĩ thường sẽ là âm bậc V, ít hơn là âm bậc II và bậc IV, hiếm khi âm bậc III. Trong bản Nam Ai, âm bậc I thường dùng cho mở đầu và kết lớp.

- Bậc III là bậc khơng ổn định và được xử lý bằng kỹ thuật vỗ. Tuy cĩ chức năng lướt nhưng một vài câu trong bản nhạc cũng được kết bằng âm bậc III và cịn được dùng mở đầu cho lớp IV, khơng dùng cho kết lớp cũng như kết bản nhạc. Khi tiến hành giai điệu, âm bậc III thường cĩ khuynh hướng tiến liền bậc xuống bậc II hay bậc I, lên bậc IV hoặc nhảy quảng vào V, VI và bậc I ở trên. Đặc biệt là bước nhảy quãng 8. Một điểm cần lưu ý là khi diễn tấu, âm bậc III thường được vuốt từ âm bậc IV về hoặc từ âm bậc I lên. Lưu ý, âm bậc III khi từ âm bậc IV về thường cĩ khuynh hướng cao hơn khi từ âm bậc I tiến lên – Si bình (B) và Si giáng (Bb). Khi câu nhạc được kết bằng âm bậc III, các âm chuẩn bị ở phách thứ 1 nhịp thứ 4 câu nhạc trước đĩ thường sẽ là âm bậc I và IV, ta cũng sẽ thấy cĩ cả âm bậc III (đồng âm) nhưng rất hiếm.

- Bậc IV cũng được xem là bậc ổn định thứ 2 trong thang âm, hơn nữa, nĩ cịn được sử dụng mở đầu nhiều hơn âm bậc I. Âm bậc IV được xử lý bằng kỹ thuật rung. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc IV cĩ khuynh hướng về bậc I, bậc III, tiến lên bậc V, ít cĩ bước nhảy vào âm bậc VI nhưng thường cĩ bước nhảy quãng 8 từ âm bậc IV phía dưới lên, lúc này âm bậc IV dưới khơng rung mà chỉ rung âm trên. Khi được đặt ở cuối câu hoặc ngân dài, âm bậc IV thường cĩ khuynh hướng hút lên âm bậc V vỗ trước rồi sau đĩ mới được trả về. Đối với

trường độ dài hơn nữa, âm bậc IV sau khi vang lên một lúc, rung mạnh rồi bị hút lên âm bậc V vỗ và sau đĩ được trả về. Ngồi ra, khi âm bậc IV được đặt ở cuối câu thì ở phách 1, nhịp 4 của câu trước đĩ thường sẽ là âm bậc I, V, đặc biệt là âm bậc IV thấp hơn quãng 8. Trong bản Nam Ai, âm bậc IV thường được dùng cho mở đầu, kết lớp và kết bản nhạc.

- Bậc V là bậc khơng ổn định, giữ chức năng lướt và để chuẩn bị cho kết câu, kết lớp. Trong thang âm, âm bậc V được xử lý bằng kỹ thuật vỗ. Khi tiến hành giai điệu, bước di chuyển của âm bậc V rất rộng, thường lướt về âm bậc IV hoặc đi lên âm bậc VI, nhảy vào các âm bậc I, II, III và nhất là cĩ bước nhảy đặc thù quãng 7 lên âm bậc IV. Khơng thấy dùng âm bậc V cho kết câu, kết lớp cũng như kết bản nhạc.

- Bậc VI là bậc khơng ổn định và được giữ đứng yên, khơng rung, khơng vỗ. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc VI cĩ chức năng lướt, thường di chuyển liền bậc xuống âm bậc V, lên âm bậc VII hoặc nhảy vào các âm bậc I, bậc III, khơng thấy nhảy vào các bậc II và IV. Đặc biệt, đối với hơi Nam – Ai, trong trường hợp âm bậc VI được đặt ở cuối câu, ngân dài (tuy bản Nam Ai khơng xảy ra trường hợp này), nĩ thường được nhấn lên âm bậc VII – âm chữ Phan rung rồi trả về âm bậc VI. Trong bản Nam Ai, chúng ta hồn tồn khơng thấy dùng âm bậc VI cho kết câu, kết lớp hay kết bản nhạc.

Bậc II – chữ U hay Xư – âm ngoại, thường xuất hiện khi gần kết câu và tạo nên nét mới trong giai điệu hơi Nam – kể cả Ai và Oán của nhạc Tài tử Nam bộ. Việc sử dụng âm bậc này đơi lúc lại mang âm điệu gần với ca Huế của miền Trung như khi tiến hành từ âm bậc VI nhảy vào bậc II. Âm chữ U cũng được vỗ như chữ I, cĩ chức năng lướt và hồn tồn khơng dùng cho mở đầu, kết lớp hay kết thúc bản nhạc. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc II thường được di chuyển liền bậc xuống âm bậc I, lên âm bậc III, IV và cả bậc V, khơng thấy nhảy vào các bậc VI, VII và bậc I ở trên.

Ngồi ra, ta cũng cĩ âm bậc VII – chữ Phan, âm ngoại và được xử lý rung. Âm bậc VII ngồi chức năng lướt cịn là âm chuẩn bị khi câu nhạc sắp kết và dứt với âm bậc I (chữ Liu), kể cả kết lớp và kết thúc bản nhạc. Những lúc kết câu hay ngân dài, âm bậc VII thường bị hút lên âm bậc I khơng rung, sau đĩ được trả về âm VII rung. Trong lúc tiến hành giai điệu, âm bậc VII lướt về âm bậc V, bậc IV và lên âm bậc I, ít khi về âm bậc VI. Âm bậc VII cũng được dùng cho kết câu và khi đĩ âm bậc II sẽ là âm chuẩn bị, được đặt ở phách 1, nhịp 4 của câu nhạc trước (xem ví dụ 3.3.23).

Bản Nam Ai cũng được xây dựng dựa trên trục Xàng - Xang nên bậc này thường được đặt ở vị trí kết câu hay kết lớp. Cũng như trong Nam Xuân, việc tiến hành các bước nhảy quãng 7, 8 từ dưới lên âm Xang phía trên đã tạo nên được một trong những đường nét giai điệu độc đáo của bản Nam Ai nĩi riêng hay các bản cĩ hơi Nam nĩi chung.

Các nối tiếp đi xuống bước lần của các bậc VI – V – IV, V – IV – III – I hay I – III – VI – V cùng các biến dạng của nĩ. Các bước nhảy lên xuống quãng 4 giữa các âm bậc V và I, VI và III; bước nhảy lên xuống quãng 5 giữa các âm I và V, III và VI, I và IV lướt qua âm bậc IV; Nổi bật với các bước nhảy xa quãng 6 giữa các âm bậc III và V hay VI với I, cùng bước nhảy lên quãng 7 từ bậc V qua bậc IV, bước nhảy quãng 8 của âm bậc I và âm bậc III,… Kết hợp các loại tiết tấu thường dùng cùng sự đa dạng về tính năng của các nhạc cụ, cùng tác động của các xử lý rung, vỗ các bậc trong thang âm đã tạo nên những âm điệu mang hơi Nam trong nhạc Tài tử Nam bộ (xem ví dụ 3.3.24).

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 89 - 93)