Lớp: là sự phân chia thành nhiều phần của một bản nhạc Lớp trong nhạc Tài tử Nam bộ được hiểu gần như hình thức Chương hay Đoạn của âm nhạc

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 30 - 32)

2.1. Một số vấn đề trong cấu trúc bài bản nhạc Tài tử Nam bộ

Cấu trúc một tác phẩm âm nhạc nĩi chung thường được hiểu là sự cấu thành dựa trên những yếu tố giai điệu, tiết tấu, thang âm, câu, đoạn… nhưng nếu xem âm nhạc như một loại ngơn ngữ thì những yếu tố cấu thành đĩ là từ vựng, ngữ nghĩa, cấu trúc, văn phạm…

Như đã trình bày, tuy cĩ phần ca hát nhưng bản chất của nhạc Tài tử Nam bộ vẫn là khí nhạc. Hầu hết các bài bản được sử dụng trong nhạc Tài tử nĩi chung hay trong số hai mươi bản Tổ nĩi riêng đều cĩ nguồn gốc từ những bản nhạc khơng lời. Mỗi bản đàn đều cĩ một hình tượng âm nhạc riêng, được kể là một “Điệu” – theo cách nĩi thơng thường của nhạc giới Tài tử Nam bộ. Tuy thiếu sự nhất quán của hệ thống, của tên gọi trong các bài bản như khi gọi là Trường, khi gọi là Chấn, hoặc thậm chí gọi là Vắn nhưng bản nhạc lại cĩ độ dài như bản Trường,… tuy vậy, tất cả đều cĩ cấu trúc tổng thể giống nhau, nghĩa là đều được phân Lớp, phân Câu và phân nhịp một cách rõ ràng (hiểu theo lối ghi âm nhạc trên năm dịng kẻ).

a. Lớp: là sự phân chia thành nhiều phần của một bản nhạc. Lớp trong nhạc Tài tử Nam bộ được hiểu gần như hình thức Chương hay Đoạn của âm nhạc nhạc Tài tử Nam bộ được hiểu gần như hình thức Chương hay Đoạn của âm nhạc cổ điển phương Tây nhưng khơng cĩ sự tương phản giữa các chương. Do vậy, cấu trúc của mỗi lớp trong nhạc Tài tử đều gần như là một đoạn nhạc hồn chỉnh, độc lập và người ta cĩ thể diễn tấu độc lập từng lớp riêng. Âm kết của lớp khơng bắt buộc phải về chủ âm mà là bất kỳ âm nào trong thang âm, điệu thức của bản

nhạc. Ngồi ra, chúng ta cũng cĩ thể so sánh Lớp với Khúc trong bài bản Ca Huế và Trổ trong Chèo hay Ca Trù.

Số lượng Lớp trong mỗi bản nhạc cĩ khác nhau, ít nhất là 3 lớp như trong bản Tây Thi Vắn, Long Đăng hay Phụng Cầu Hồng Duyên, nhiều nhất là bản Nam Ai cĩ 10 lớp. Đặc biệt với ba bản Nam, một số nhạc sĩ cho rằng chúng cĩ cấu trúc liên quan với nhau, do đĩ, họ tính tổng số lớp của ba bản Nam lại với nhau và như vậy số Lớp sẽ lên đến 30.

Cách chia lớp của các nhạc sĩ trong giới Tài tử cũng cĩ khác nhau, như bản Nam Xuân, một số nhạc sĩ chia thành 8 lớp, một số khác thì lại chia thành 9 lớp vì họ tính bốn câu – từ câu 65 đến 68, cộng với 4 câu Phản Xuân – là một lớp.

Nhìn chung khơng cĩ sự cố định về số lượng Lớp trong 20 bản Tổ. Về tên lớp, cĩ nhiều cách đặt tên:

- Đặt theo số thứ tự như Lớp I, Lớp II, Lớp III,… như trong Lưu Thủy Trường, Phú Lục Chấn, Bình Bán Chấn…

- Đặt theo số thứ tự kèm theo tên ngũ cung dân tộc như Lớp II (Lớp Hị), Lớp III (lớp Xề),… trong bản Xàng Xê.

- Đặt theo tên riêng như bản Tứ Đại Oán cĩ 4 lớp được đặt tên: Lớp Thủ, Lớp Xang Vắn, Lớp Xang Dài, Lớp Hồi Thủ.

- Một số Lớp đặt tên theo số thứ tự, một số Lớp khác lại đặt tên riêng như trong bản Nam Xuân, lớp I, II, III, IV, đến lớp V thì gọi là lớp Trống Xuân 1 và lớp VI thì gọi là lớp Trống Xuân 2, tương tự như trong bản Nam Ai, đến lớp IV thì gọi là lớp Ngăn, lớp VII gọi là lớp Mái Ai 1, lớp VIII gọi là lớp Mái Ai 2.

- Đặc biệt, bản Cửu Khúc Giang Nam vừa đặt theo Lớp như các bài bản khác lại vừa cĩ thể đặt theo Khúc như trong ca Huế, cĩ 4 lớp tương đương với 9 Khúc.

Mỗi Lớp bao gồm nhiều Câu nhạc và số lượng Câu trong mỗi Lớp thường

một vài trường hợp như bản Tây Thi Vắn: trong khi Lớp I cĩ 9 câu, Lớp II cĩ 13 câu thì đến Lớp III chỉ cĩ 4 câu, chưa được ½ so với hai Lớp trước. Số Câu trong các Lớp đơi khi bằng nhau như trong bản Lưu Thủy Trường cĩ 4 lớp, mỗi Lớp đều cĩ 8 câu. Nhìn chung, mỗi Lớp cĩ tối thiểu là 4 câu và tối đa là 20 câu (Lớp I bản Xàng Xê). Điểm lưu ý là số lượng Câu trong mỗi lớp thường là chẵn, chỉ trừ một vài trường hợp như lớp III và IV của bản Cổ Bản Vắn cĩ 7 câu hay bản Tây Thi Vắn, lớp I cĩ 9 câu, lớp II cĩ 13 câu.

Như vậy, trong nhạc Tài tử, mỗi bản cĩ ít nhất 3 lớp, nhiều nhất là 10. Cách chia Lớp cho các bài bản đến nay cũng chưa thống nhất và cách đặt tên Lớp cũng cĩ nhiều kiểu. Số Câu trong mỗi Lớp khơng quy định, cĩ từ 4 đến 20 câu và thường là số chẵn, một số ít bị lẻ.

Các Lớp trong bài bản nhạc Tài tử cĩ thể giống nhau nguyên xi như bản Phú Lục Chấn, lớp III lặp lại tồn bộ lớp II hoặc giống nhau gần như cả Lớp như trong bản Tây Thi Vắn, lớp I cĩ 9 câu, lớp II cĩ 13 câu thì từ câu 15 đến câu 22 của Lớp II là lặp lại từ câu 2 đến câu 9 của Lớp I.

Nhìn chung, trong các Lớp của bài bản Tài tử cĩ sắc thái khác nhau, nhưng vẫn cĩ sự hài hịa và cĩ thể diễn tấu độc lập từng Lớp (xem ví dụ 3.2.1).

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 30 - 32)