Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 27 - 28)

Nhạc Tài tử Nam bộ đã được hình thành trong lịng của quá trình hình thành văn hĩa Nam bộ, trên vùng đất Nam bộ. Nơi đĩ, dân cư là những người xa xứ, rời bỏ quê cha, đất tổ đến khai hoang lập ấp. Yếu tố thừa kế, thụ hưởng truyền thống đồng thời thụ ứng văn minh các dân tộc cùng chung sống và ảnh hưởng địa lý nhân văn vùng đất mới là tất yếu. Thêm nữa, do chịu tác động bởi sự xâm lược của giặc Pháp, chính sách nơ dịch của kẻ xâm lăng, phải cĩ một sức đề kháng văn hĩa nĩi chung, âm nhạc nĩi riêng rất mạnh mẽ mới cĩ thể sản sinh được một nền nghệ thuật âm nhạc đặc thù như nhạc Tài tử Nam bộ. Tất cả những yếu tố đĩ cộng lại đã tạo nên đặc điểm văn hĩa địa phương cho một trào lưu âm nhạc đặc biệt trong lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Sống ở vùng đất lạ lẫm thì âm nhạc, nhất là âm nhạc bác học, âm nhạc thính phịng là một mĩn ăn tinh thần khá xa xỉ nhưng lại rất gần gũi với người

dân Nam bộ. “Khơng cĩ âm nhạc, đời sống là một lầm lạc!1”. Người Nam bộ đã

hình thành và phát triển một nghệ thuật âm nhạc cho riêng mình, quy mơ nhỏ, hình thức khí nhạc, mang đậm tính thính phịng, cấu trúc chặt chẽ, tri âm, tri

1

kỷ,… Tách ra từ bộ phận phe Văn của dàn ngũ âm, đi vào phong cách thính

phịng, tiếp thu bài bản nhạc Thính phịng Huế, hình thành các nhĩm đờn cây và

sau đĩ là Nhạc Tài Tử. Nhạc Tài tử Nam bộ cĩ khả năng linh hoạt, phục vụ tất cả các lễ, đám, quan, hơn, tang, tế,… và quan trọng hơn hết là thể hiện được tiếng nĩi, tâm tư tình cảm của người Nam bộ: “Những sĩ phu yếm thế dựa vào những

cung điệu ai ốn để nĩi lên tâm sự1…”. Kế thừa từ nền âm nhạc thính phịng

Huế, Quảng và tổ chức của dàn nhạc Lễ, nhạc Tài tử Nam bộ đã trở thành một đặc trưng mang tính địa phương cho văn hĩa Nam bộ.

Từ khi hình thành, nhạc Tài tử Nam bộ đã liên tục phát triển một cách mạnh mẽ. Hàng trăm nhĩm nhạc Tài tử ở khắp vùng Tây Nam Bộ được hình thành mà điển hình là hai phái miền Đơng và miền Tây. Bài bản liên tục được bổ sung bằng những sáng tác mới và từ những thể loại âm nhạc khác như dân ca, ngâm vịnh, kể cả nhạc Hoa… Số lượng bài bản trong đờn ca Tài tử đã lên hàng trăm và đã được giới nhạc Tài tử sắp xếp, hệ thống lại bằng nhiều cách. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, giới nhạc Tài tử đã đúc kết những cốt lõi, tinh hoa của âm nhạc Tài tử trong “Hai mươi bản Tổ”, lấy đĩ làm chuẩn mực về số lượng bài bản, về phong cách,... mà người chơi nhạc Tài tử phải đạt được.

Hình thức biểu diễn của Nhạc Tài tử Nam bộ rất phong phú và sinh động, thể hiện qua lối đàn độc chiếc (độc tấu) và nhất là hịa tấu. Hịa tấu Tài tử Nam bộ là sự phối hợp nhiều âm sắc của nhiều nhạc cụ cổ truyền khác nhau và khơng theo kiểu phối khí hay hịa âm nào, cũng khơng cĩ tổng phổ như hịa tấu nhạc phương Tây. Biên chế dàn nhạc khơng cố định, cĩ thể song tấu, tam tấu,… nhưng giới hạn là sáu đến bảy nhạc cụ, khơng thấy nhiều hơn. Phần ca trong nhạc Tài tử Nam bộ cũng được xem như một bè hịa tấu và khi hịa ca, người chơi đàn phải biết lúc nâng tiếng hát lúc trổ ngĩn đàn.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)