Phong cách diễn xướng

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 26 - 27)

- Về thang âm, điệu thức, hơi: Như đã trình bày, âm nhạc sân khấu Cải lương dựa trên nền tảng âm nhạc Tài tử, do đĩ, về mặt thang âm – Điệu thức – Hơi của Cải lương khơng cĩ gì khác so với nhạc Tài tử. Khác chăng là trong nhạc Tài tử khơng cĩ chuyển hơi trong cùng một lớp thì trong Cải lương, vì yêu cầu của tính kịch mà bài bản cĩ thể chuyển hơi một cách tự do. Người ta cĩ thể chuyển một vài câu từ hơi Bắc sang hơi Nam hay ngược lại và cĩ thể chuyển đổi nhiều lần, câu này hơi Bắc, câu kế hơi Nam rồi sau đĩ chuyển lại hơi Bắc,…

- Về tốc độ: Người chơi Tài tử thuần thục đều giữ đúng tốc độ của bài bản

khi trình tấu nhưng khi chơi Cải lương, tốc độ bài bản cĩ thể thay đổi ít nhiều và thường cĩ khuynh hướng nhanh hơn. Việc thay đổi tốc độ làm cho tính chất của bài bản cũng bị ảnh hưởng: bản Lễ ít trang nghiêm hơn, bản Nam Xuân ít thanh thản hơn, tính chất “Ai”, “Oán” khơng cịn rõ nét như trong Tài tử,…

- Về ca: Khi ca Tài tử, người ca ngồi việc nắn nĩt, chăm chút giọng ca của mình, họ cịn phải sáng tạo sao cho bài ca cĩ được hiệu quả cao nhất. Lời ca trong Tài tử khơng bao giờ bị cưỡng âm và luơn ít từ, cĩ thể hiểu như một kiểu “Lịng bản” để người ca cĩ thể tự do sáng tạo nhưng khơng được “nĩi” thay cho ca.

Ví dụ bài Bá Lý Hề hát theo điệu Tứ Đại Oán: “Hỡi lang quân chàng Bá Lý Hề”

Người ca cĩ thể hát:

“Hỡi lang quân, chứ hỡi lang quân chàng Bá Lý Hề”.

Ngược lại, người ca Cải lương khơng thể tự do thêm thắt vì tình huống sân khấu cĩ thể bị thay đổi nếu như người ca khơng bảo đảm sự chính xác của lời ca.

Ca trong Cải lương mang tính hành động chứ khơng “đều đều” như Tài tử, cịn “nĩi” hay đối thoại là điều bình thường của nghệ thuật sân khấu.

- Về bài bản: Khi đờn ca Tài tử, các nghệ sĩ sẽ trình tấu cả bản nhạc suốt từ

đầu đến cuối. Họ cũng cĩ thể đàn từng lớp một, nghỉ ở giữa hai lớp để uống trà, nĩi chuyện rồi lại đàn lớp kế tiếp cho đến khi hết bản nhạc. Trong khi ở Cải lương, do kịch bản quyết định, nhiều lúc nghệ sĩ cĩ thể chỉ cần đàn hoặc hát dăm ba câu trong bài bản nào đĩ mà thơi, khơng nhất thiết lúc nào cũng phải đàn hết bản nhạc.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ (Trang 26 - 27)