- Câu nhịp tư: hiểu theo lối ký âm phương Tây, Câu nhịp tư là loại Câu nhạc được viết ở nhịp 4/4 (C), mỗi Câu cĩ 4 nhịp. Giới nhạc Tài tử thường gọi bản ở nhịp tư, và khi ghi chép thì ghi rõ là nhịp tư, lái tám (Lái, sẽ được trình bày ở phần sau).
- Câu nhịp tám: cũng được viết ở nhịp 4/4 nhưng mỗi Câu cĩ 8 nhịp và giới nhạc Tài tử thường gọi bản ở nhịp tám, khi ghi chép thì ghi là nhịp tám, lái mười sáu.
Mở rộng ra, ta sẽ cĩ Câu nhịp mười sáu và ba mươi hai. Bài bản nhạc Tài tử hiện nay thường được viết ở câu nhịp tư và nhịp tám; Các bài bản nhỏ (Đoản, Vắn) thường được viết ở nhịp hai; Duy nhất cĩ bản Vọng Cổ được viết với nhịp ba mươi hai, lái sáu mươi bốn và hiện nay trong các cuộc Liên hoan Đờn ca Tài tử, một số nghệ sĩ biểu diễn bản Vọng Cổ ở nhịp mười sáu, lái ba mươi hai. Trong hai mươi bản Tổ, đa số các bài bản đều được viết theo Câu nhịp tư, duy chỉ bản Xàng Xê và các bản trong bộ Tứ Oán thì được viết ở Câu nhịp tám.
Điểm chú ý ở một số bài bản, trong cùng một Lớp cĩ nhiều câu giống nhau như bản Long Đăng, Lớp I: câu 13 và 14 trùng với câu 9 và câu 10, bản Vạn Giá, Lớp III: từ câu 20 đến câu 22 giống từ câu 16 đến câu 18.
Trong giới nhạc Tài tử Nam bộ, việc chuyển một bản nhạc từ nhịp này sang nhịp khác là việc khơng quá khĩ khăn và qua đĩ cũng thể hiện sự hiểu biết, am tường về nhạc Tài tử nĩi chung và bài bản nĩi riêng. Ví dụ bản Xuân Tình Chấn từ nhịp tư, các nghệ sĩ sẽ chuyển sang nhịp tám hay xuống nhịp hai tùy thích. Do đĩ, trước khi hịa tấu, cấu trúc Câu của bài bản phải được các nhạc sĩ thống nhất từ đầu là vì vậy.
Để xác định Câu trong nhạc Tài tử, người ta dựa vào cách gõ Song Loan - Đối với bản nhạc viết ở nhịp tư, Song Loan sẽ gõ vào phách 1 của nhịp thứ tư và phách 1 của nhịp thứ nhất ở câu sau, cho ta biết câu nhạc trước đã dứt.
Khi kết bài thì gõ ở phách 1 và phách 2 của nhịp thứ 4 rồi sau đĩ gõ vào phách 1 của nhịp kết câu nhạc (xem ví dụ 3.2.2).
- Đối với bài nhạc viết ở nhịp tám, Song Loan sẽ gõ vào phách 1 của nhịp thứ 7 và phách 1 của nhịp thứ nhất của câu sau. Khi kết bài thì gõ ở phách 1 và phách 3 của nhịp thứ 7 rồi sau đĩ gõ vào phách 1 của nhịp kết câu nhạc (xem ví dụ 3.2.3).
Nếu bài cĩ nhịp nhỏ hơn nhịp tư là nhịp hai hay lớn hơn như nhịp ba mươi hai thì dựa vào hai cách gõ nêu trên để tính ra cách gõ Song Loan.