Mục tiêu: Sau học bài này học viên cĩ thể:
- Nắm được những nguyên tắc chung của khử tiệt khuẩn dụng cụ - Biết thực hành khử tiệt khuẩn dụng cụ
- Biết các tổ chức và thiết kề Trung tâm tiệt khuẩn
Một số định nghĩa sử dụng trong lĩnh vực khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ
Antisepsie (Sát khuẩn): Thao tác trên những mơ sống, ở đĩ kết quả nhất thời cho phép một sự loại bỏ hoặc giết chết những vi khuẩn và/hoặc bất hoạt vi rút, tùy thuộc vào sự kết gắn của hố chất với vi khuẩn. Kết quả của động tác này l àm giảm thiểu vi khuẩn hiện diện ở vùng thao tác.
Antiseptic (Chất sát khuẩn): Là một chất sát khuẩn/một sản phẩm hoặc một quá trình được sử dụng nhằm làm giảm lượng vi khuẩn trong những điều kiện đã được định rõ. Nếu sản phẩm hoặc quá trình đã được chọn lựa, thì sản phẩm hay quy trình phải chính xác. Cũng như vậy, một chất sát khuẩn cũng phải cĩ tác động làm giảm sự phát triển của nấm, sự giảm này được xác định bởi hoạt tính diệt nấm.
Chất sát khuẩn bao gồm những sản phẩm dùng trong rửa tay, chẩn bị vùng phẫu thuật, nĩ cịn được gọi cách khác là chất khử khuẩn (désinfectant)
Bactericidal: những sản phẩm hoặc quy trình cĩ tính chất diệt được vi khuẩn trong điều kiện
đã được xác định.
Biofilm: Bao gồm những vi khuẩn và những chất tiết đại phân tử của vi khuẩn, những chất này hiện diện trên bề mặt của dụng cụ, và giúp cho vi khuẩn kết dính vào dụng cụ cũng như chống lại tác động miễn dịch của cơ thể.
Detergent (chất tẩy rửa): là một một dung dịch cĩ nguồn gốc là chất tẩy rửa giúp cho cĩ hiệu quả cọ rửa làm sạch bề mặt chất bẩn và dịch cơ thể bám trên bề mặt dụng cụ.
Detergent-Disinfectant (Chất tẩy rửa cĩ tính khử khuẩn): Sản phẩm này bao gồm hai tính chất cho tẩy rửa và khử khuẩn
Cleaning (Làm sạch): Là một quá trình sử dụng tính chất cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ, mà khơng nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn; việc làm giảm sự nhiễm vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu quả của quá trình làm sạch và hàng rào sinh học ban đầu. Làm sạch là yêu cầu cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn.
Concentration: Là nồng độ thu được của một dung dịch, mà dung dịch này được sử dụng cho việc cọ rửa hoặc khử khuẩn.
Contamination (sự nhiễm): Là sự hiện diện của những yếu tố ngồi ý muốn trong dung dịch,
người ta sử dụng từ nhiễm sinh học (biocontamination). Là quá trình đưa đến sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh hoặc tiềm ẩn cĩ hại trên vật liệu hoặc con người.
Decontamination – Pre-disinfection (Khử nhiễm- Tiền khử khuẩn): là bước đầu tiên xử lý
hiệu quả trên những đồ vật và những dụng cụ bẩn bởi những chất hữu cơ , với mục đích làm giảm cộng đồng vi khuẩn và dễ dàng cọ rửa về sau. Khử nhiễm cũng là nhằm mục đích bảo vệ nhân viên khi làm thao tác xử lý dụng cụ, và nĩ cho phép tránh được nhiễm vào mơi trường. Là một quá trình làm sạch và tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn hoặc những tác nhân nhiễm khác, mà những nhiễm này cĩ thể tăng lên về số lượng và gây nhiễm khuẩn tiên phát hoặc gây những tổn hại khác. Mức độ khử nhiễm được sử dụng phụ thuộc vào loại dụng cụ và quy trình cĩ liên quan.
Decontaminant (Chất khử nhiễm): Sản phẩm được sử dụng trước khi cọ rửa, trên những
dụng cụ nội- ngoại khoa bẩn, với mục đích hạn chế sự lây nhiễm cho người thực hiện bằng tay những dụng cụ và hạn chế lây theo con đường này. Sản phẩm này phải dễ dàng cho thao tác cọ rửa. Để chỉ sản phẩm này SFHH đề nghị dùng từ chất tẩy rửa cĩ tính khử khuẩn (détergent- désinfectant) cho việc chuẩn bị trước khi khử khuẩn.
Disinfectant (chất khử khuẩn): là sản phẩm hoặc quy trình nhằm khử khuẩn, trong điều kiện đã được xác định. Nếu sản phẩm hoặc quy trình được chọn lựa, nĩ phải chính xác. Cũng như vậy, chất khử khuẩn cĩ tác dụng giới hạn sự phát triển của nấm khi đĩ nĩ được gọi là chất khử khuẩn cĩ hoạt tính diệt nấm.. Một chất khử khuẩn, là một sản phẩm cĩ chứa trong đĩ ít nhất một tác dụng chính là khả năng diệt khuẩn và do đĩ hoạt tính này đã được xác định bởi một hệ thống chuẩn đã được biết đến. Sản phẩm này phải an tồn và thỏa đáng với tiêu chuẩn cơ bản là diệt được vi khuẩn, và cĩ thể diệt được những loại khác, như diệt nấm, vi rút, bào tử. Tùy theo đặc trưng hỗ trợ của nĩ.
Disinfection ( Khử trùng): là quá trình làm giảm thiểu số lượng vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ hoặc trên da tới mức khơng nguy hiểm tới sức khỏe, quá trình khử trùng khơng diệt bào tử vi trùng. High level disinfectant (Khử khuẩn ở mức độ cao): Sử dụng tác nhân hĩa học dạng dung dịch cĩ thể tiêu diệt số lượng lớn vi khuẩn, vi rút và một số bào tử vi khuẩn. Đối với bào tử vi khuẩn phải cĩ một số điều kiện nhất định.
Intermediate-level disinfection (Khử khuẩn mức độ trung bình): khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng nĩ khơng nhất thiết tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
Low-level disinfection (Khử khuẩn mức độ thấp): cĩ thể tiêu diệt được các vi khuẩn thơng thường, một vài virut và nấm, nhưng nĩ khơng tiêu diệt được vi khuẩn đa kháng.
Sterilization (Tiệt khuẩn): tiêu diệt tất cả vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn và sử dụng hấp hơi nước dưới áp suất và nhiệt độ cao, Ethylene oxide, Plasma gase, hoặc dùng một vài hố chất cĩ tính chất tiệt khuẩn. Bất cứ khi thực hiện quy trình tiệt khuẩn, phải kiểm tra lại bằng các test với vi sinh, chất chỉ thị hĩa học để bảo đảm việc tiệt khuẩn hiệu quả và chất lượng.
Sterile (vơ khuẩn): là tình trạng một sản phẩm khơng cĩ vi khuẩn sống về lý thuyết sự tồn tại của vi khuẩn sống sĩt hoặc virus phải bằng hoặc dưới 10-6. Khơng cĩ vi khuẩn phải được
chứng minh bằng những phương pháp đã biết.để đạt được sự tiệt khuẩn dụng cụ phải được bảo quản bằng
một sự đĩng gĩi thích hợp. Sự đĩng gĩi này phải khơng được gây rị rỉ, được bảo vệ và chứa trong những điều kiện khơng nguy hiểm cho tới khi mở ra sử dụng. Người ta chỉ nĩi chất lượng tiệt khuẩn khi các dụng cụ được đĩng gĩi tốt và tiệt khuẩn
Dispositif médical (dụng cụ y tế): Tất cả những dụng cụ, máy mĩc, vật liệu, sản phẩm, ngoại trừ những sản phẩm cĩ nguồn gốc từ con người hoặc từ những bộ phận giả hoặc kết hợp, được hiểu nhằm đưa vào và sử dụng trên con người trong khi thăm khám, chăm sĩc và điều trị.
Những dụng cụ y tế nhằm sử dụng cho:
- Chẩn đốn, ngăn ngừa , kiểm tra, điều trị hoặc làm giảm nhẹ cho bệnh nhân
- Chẩn đốn, kiểm tra, điều trị, giảm nhẹ hoặc băng bĩ cho một vết thương hoặc một tình trạng tàn tật.
- Nghiên cứu, thay thế hoặc biến đổi giải phẫu hoặc quá trình sinh lý. - Giám sát sự thụ thai
Abnormal prion protein
Là một dạng protein được cho là tác nhân lan truyền bệnh não bọt biển (cịn gọi là bệnh bị điên – CJD) protein này là một loại đặc biệt cĩ khả năng kháng lại tất cả những phương thức khư, tiệt khuẩn thơng thường.
Bioburden ( hàng rào sinh học)
Là những sự nhiễm cộng đồng những tác nhân gây nhiễm khuẩn sống lên các dụng cụ dùng cho người bệnh,
Infectious agents (Tác nhân nhiễm khuẩn)
Là từ dùng để chỉ những tác nhân gây bệnh hoặc tác nhân tryền nhiễm khác, trong đĩ bao gồm cả những tác nhân gây bệnh bị điên.
Single-use device (Dụng cụ dùng một lần)
Là một dụng cụ y khoa chỉ được phép dùng trên một bệnh nhân trong suốt quá trình làm một thủ thuật và sau đĩ bỏ đi. Khơng bao giờ được sử dụng cho bệnh nhân khác. Cần phải gián nhãn để ghi chú đây là dụng cụ dùng một lần rồi bỏ và khơng được phép tái sử dụng lại lần nữa.
Sporicide (diệt bào tử)
Một tác nhân hĩa học cĩ khả năng tiêu diệt bào tử vi khuẩn.
Sterilant (hĩa chất tiệt khuẩn)
Một hĩa chất tiệt khuẩn cĩ thể diệt được vi khuẩn, vi rút và bào tử vi khuẩn.
Sterile service department (CSSD): Trung tâm cung cấp dụng cụ tiệt khuẩn
Một trung tâm đã được thiết kế đặc biệt cho quy trình tái sử dụng những dụng cụ và máy mĩc và nhằm để chuẩn bị dụng cụ tiền tiệt khuẩn, đĩng gĩi cho nhà lâm sàng sử dụng.