Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

tài chính đã được tập trung vào ngân sách của trường và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Tại các trường THCS cần phân bổ rõ ràng theo từng mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động, vấn đề thuộc về mục tiêu đào tạo của từng trường. [9]

1.1.4. Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính đối với các trườngtrung học cơ sở trung học cơ sở

a. Hiệu quả quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở

Hoạt động QLTC tại các trường THCS có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo việc huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, sang cơ chế tự chủ tài chính.

Ở giai đoạn hiện nay, Chính phủ thực hiện chủ trương giảm dần cấp ngân sách thường xuyên cho trường THCS. Điều này được thể hiện qua 2 chính sách quan trọng của Chính phủ, đó là: Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về

thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đổi mới cơ chế tài chính, quy định về thu chi kiểm toán, kế toán và thu chi ngành GD&ĐT, Theo thông tư 09/2009/TT-BGDĐT về hiệu quả QLTC áp dụng đối với các trường THCS đã đạt được thành tựu sau:

Thứ nhất, các trường THCS được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội

bộ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của đơn vị, góp phần tiến tới quản lý hoạt động của đơn vị theo đầu ra.

Thứ hai, thúc đẩy các trường THCS mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng,

đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

Thứ ba, bảo đảm công tác QLTC ở các trường THCS được áp dụng thống

nhất dân chủ, công khai, minh bạch; thúc đẩy các đơn vị tự chủ, tự lập tài chính ngoài ngân sách nhà nước cùng với kinh phí ngân sách cấp có hiệu quả để phát triển hoạt động sự nghiệp. Từ đó cũng đã hoàn thiện công tác hạch toán và kết quả tài chính, khai thác nguồn thu, đổi mới phương thức quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy.

b. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính

Hoạt động QLTC tại các trường THCS dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất, tỷ lệ nguồn thu trong tổng nguồn thu, tỷ lệ này được xác

Tỷ lệ nguồn thu =

Tiêu chí này đánh giá tính tự chủ của trường THCS, trong tổng nguồn thu có hai nguồn thu là thu từ kinh phí NSNN cấp hàng năm và nguồn thu sự nghiệp của trường. Tỷ lệ nguồn thu từ kinh phí NSNN cấp trên tổng nguồn thu lớn thì trường THCS đó có tính tự chủ thấp và ngược lại.

Tiêu chí thứ hai, tỷ lệ tăng chi cho thanh toán cá nhân được tính như sau:

Tỷ lệ tăng chi cho thanh toán cá nhân=

Tiêu chí này đánh giá, nếu tốc độ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên đều qua các năm thì các trường THCS này bền vững về mặt tài chính. Mức chi trả cho thanh toán cá nhân ổn định là một trong những điều kiện để tái sản xuất sức lao động của cán bộ giáo viên. Giáo viên được nhận mức thu nhập thỏa đáng thì họ chuyên tâm với nghề, đối với nghề dạy học càng đòi hỏi giáo viên chuyên tâm với nghề cao hơn.

Tiêu chí thứ ba, tỷ trọng đầu tư cho nghiệp vụ chuyên môn trong tổng chi:

Tỷ trọng đầu tư cho nghiệp vụ chuyên môn

=

Tỷ trọng này cho thấy mức độ đầu tư cho công tác chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu của các trường THCS như: Hội thảo, hội nghị khoa học, seminar, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, mua sắm giáo trình sách báo, chi phí dịch vụ,...

Tiêu chí thứ tư, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi:

Tỷ trọng mua sắm thiết bị sửa chữa =

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập tạo nên chất lượng đào tạo là mục tiêu lớn nhất các trường THCS công lập đề ra. [12]

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w