Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

• Tổ chức bộ máy

Ở địa bàn thành phố Việt Trì hiện có 23 trường THCS ứng với 23 xã, phường trên địa bàn thành phố. Đối với các trường THCS tại thành phố Việt Trì thì đây là loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính các trường THCS ở Việt Trì thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý tài chính tại các trường THCS trên địa bàn TP Việt Trì

Nguồn:Phòng GD&ĐT TP Việt Trì (2020)

Từ sơ đồ 2.1, ta thấy như đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhưng cơ bản chịu sự quan lý toàn diện của Sở chủ quản, nê đây vẫn là đơn vị dự toán thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, được Sở GD&ĐT giao dự toán thu chi ngân sách hằng năm, mức thu học phí thu theo quy định của UBND tỉnh Phú Thọ, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thu nhập của dân cư trên địa bàn. Trên địa bàn TP Việt Trì, các trường THCS tuân theo quy trình QLTC do UBND thành phố quản lý. UBND thành phố giao cho cho Phòng tài chính của thành phố quản lý về mặt tài chính chung tất cả các lĩnh vực trong toàn huyện trong có cả các trường THCS. Bên cạnh đó, các trường THCS chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng GD&ĐT TP hiện nay có sự quản lý chung về mặt chuyên môn và quản lý về mặt tài chính.

Phòng GD&ĐT TP Việt Trì là “cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Việt Trì, là cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện

chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật”. Hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của các trường THCS TP Việt Trì được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Bộ máy QLTC của trường THCS tập trung tại Kế toán trưởng của nhà trường. Chức năng của kế toán là hỗ trợ hiệu trưởng về các mặt công tác QLTC, tài sản của trường với các nhiệm vụ sau:

- Các nhiệm vụ, kế hoạch được giao về thu chi tài chính.

- Hoạt động thu chi, thanh toán toán các nguồn kinh phí hoạt động, mua sắm, xây dựng, sữa chữa cần được rà soát, kiểm tra

- Cần sử dụng nghiệp vụ kế toán theo đúng yêu cầu của nhà trường.

- Tất cả kế hoạch công tác của các đơn vị, cân đối nhu cầu sử dụng kinh phí các đơn vị theo các quy định và định mức chi tiêu cần được lập kế hoạch ngân sách và căn cứ vào các dự toán được giao.

- Công khai công tác tài QLTC, tuân thủ đúng yêu cầu của cơ quan chức năng về báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, công tác thanh tra, kiểm tra, các chứng từ kế toán theo quy định.

- QLTC, tài sản Nhà trường theo đúng quy định. • Nhân sự QLTC các trường THCS trên địa bàn TP Việt Trì:

Trong giai đoạn 2018-2020, các cán bộ kế toán làm công tác QLTC luôn được UBND Việt Trì và các sở ban ngành đặc biệt quan tâm và tuyển dụng những người đáp ứng đầy đủ năng lực chuyên môn.

Hiện nay, toàn bộ các cán bộ tài chính tại các 23 trường THCS ở TP Việt Trì có 35 cán bộ công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với trên 60% số lượng cán bộ. Do vậy các nghiệp vụ về tài chính của các cán bộ này khá chắc, đảm nhiệm và hoàn thành tốt các công việc được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w