Trên địa bàn tỉnh PhúThọ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 33)

a. Kinh nghiệm trong QLTC với trường THCS Giấy Phong Châu (Phù Ninh)

Trường THCS Giấy Phong Châu tiền thân là trường Phổ thông cơ sở Chuyên Phong Châu được thành lập ngày 24/8/1990. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nào, thầy và trò nhà trường cũng không ngừng vươn lên, ngày càng khẳng định một cách vững chắc vị trí và vai trò của mình. Những năm qua, “Nhà trường luôn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng đánh giá năng lực, phẩm chất của từng học sinh; kết hợp dạy chữ với dạy người, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, và

nâng cao năng lực sư phạm, ứng xử đạo đức cho đội ngũ giáo viên; chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Hàng năm, 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá và tốt, trên 95% học sinh đạt học lực khá và giỏi. Mỗi năm có trên 500 lượt học sinh giỏi cấp huyện, trên 100 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh và trên 10 học sinh giỏi cấp quốc gia. Năm 2006, 2013, 2019 được UBND tỉnh Phú Thọ tặng Cờ thi đua. Hai năm 2018, 2019, Nhà trường được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có 05 thầy cô giáo đạt danh hiệu điển hình tiên tiến cấp tỉnh. 01 cô giáo tham gia Hội thi Báo cáo viên giỏi đạt giải nhì toàn Quốc, 01 cô giáo tham gia cuộc thi “Biển đảo tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng” do Quân chủng Hải quân tổ chức – đạt giải nhất.. Với những kết quả đã đạt được, nhà trường luôn được xếp ở vị trí thứ nhất của huyện Phù Ninh và tốp đầu của tỉnh Phú Thọ về chất lượng giáo dục toàn diện, liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến

Kinh nghiệm QLTC của nhà trường:

- Thực hiện các Kế hoạch của bộ giáo dục về tự chủ tài chính - Chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra

- Tự chủ tài chính gắn liền với mục tiêu phát triển của nhà trường

- Nhà trường có kế hoạch thu, chi cụ thể thông qua kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác

b. Kinh nghiệm trong quản lý tài chính đối với Trường trung học cơ sở Hùng Vương (Thị xã Phú Thọ)

Lịch sử hình thành trường THCS Hùng Vươngtừ việc được xây dựng bằng nguồn vốn củangân hàng Agribank. Trường xây dựng theo hướng hiện đại, theo hướng chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại. Trường được xây dựng tại khu đất phía Nam sân bay, thuộc xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, trên diện tịch 26.000m2, bao gồm các hạng mục: Nhà lớp học lý thuyết, nhà

lớp học bộ môn, thư viện, nhà hiệu bộ, nhà đa năng, ký túc xá, nhà sinh viên, sân thể thao, sân vườn, cây xanh, cổng, tường rào và các công trình phụ trợ khác.

Kinh nghiệm QLTC của trường:

- Tự xây dựng riêng một hệ thống chi tiêu khoa học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

- Nhà trường luôn tìm cách tối ưu các nguồn lực tài chính sẵn có. - QLTC gắn vào tính tự chủ của đơn vị.

- Tất cả các quyết định về quản lý các nguồn lực tài chính được sử dụng linh hoạt, thể hiện mối quan hệ tài chính với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường

- Sử dụng các khoản trích lập và các quỹ luôn đảm bảo tính dân chủ, tạo ra sự đồng thuận trong nội bộ nhà trường, đảm bảo công khai minh bạch

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các trường THCS trên địa bànthành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w