Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu từ hoạt động quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 73)

trường trung học cơ sở

Với các trường THCS trên địa bàn: các trước cần công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai QLTC lên trang web của nhà trường.

Các khoản liên quan đến khoản thu khác và học phí từ học sinh: mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo.

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu từ hoạt độngquản lý tài chính quản lý tài chính

3.2.3.1. Đa dạng hoá các nguồn thu

Hiện nay, kinh phí ngân sách dành cho giáo dục ở Phú Thọ còn chưa đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai

thác. Trên địa bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư, hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa cho giáo dục đào tạo như huy động nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở, định hướng phát triển từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

3.2.3.2. Sử dụng có hiệu quả nguồn Ngân sách Nhà nước

Nhà nước hiện nay đã có chủ trương và các cho các trường tự chủ về tài chính, nhưng đối với giáo dục THCS thì vẫn được Nhà nước ưu tiên và dành nhiều nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển. Đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của các trường THCS trên địa bàn TP Việt Trì có thể tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Bộ, ngành và chính quyền các cấp. Thông qua đó, UBND TP Việt Trì có thể tạo điều kiện để các đơn vị khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo.

3.2.3.3. Huy động hợp lý và quản lý minh bạch nguồn thu sự nghiệp

Trong các nguồn thu của trường THCS thì nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu rất quan trọng bổ sung cho nguồn tài chính đối với các trường THCS, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở sử dụng nhân lực. Đây là điều kiện cho các trường THCS hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Từ đó cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học. Điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí của đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác như thu cao hơn ở các vùng thị trấn và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng kinh tế thấp.

Mỗi trường THCS khi tăng mức thu học phí ở mức hợp lý, cần gắn liền với chương trình cho vay và lập quỹ học bổng. Nguồn ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo đủ thiết bị, giáo trình tương đối để nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.3.4. Tăng cường các nguồn thu khác

Thứ nhất, cần áp dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp,các nhà hảo tâm, từ đó nhà trường sẽ có thêm tiền để đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo.

Thứ hai, cần khuyến khích các đơn vị giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, trường THCS cần hoàn thiện các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản của mình để sử dụng hiệu quản hơn các nguồn lực sẵn có. Sở GD&ĐT cần liên tục kiểm tra, thanh tra mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác QLTC tại các trường THCS, điều này đảm bảo các trường sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN và nguồn thu ngoài ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Quá trình công tác thanh kiểm tra tài chính,kiểm soát chi sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí của các trường.

Các đơn vị quản lý cần hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị đảm bảo hạch toán và phản ánh đầy đủ các nguồn thu, việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được của các đơn vị một cách hợp lý, công khai, dân chủ.

Từ biện pháp quản lý thu, chi qua Kho bạc Nhà nước cần hoàn thiện và xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán được duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn, định mức, kiên quyết xử lý các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán, tiếp tục khẳng định vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện phối hợp thu và kiểm soát chi của các trường THCS. Kho bạc nhà nước là đơn vị giám sát trong thực hiện và chấp hành các nghiệp vụ tài chính của các trường. Giám sát việc chấp hành các quy định về tài chính, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí của các trường THCS.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát cả giám sát của Nhà nước và giám sát của cán bộ, phụ huynh học sinh về các hoạt động quản lý thu, chi tài chính trong các trường THCS.

Nâng cao trách nhiệm tự kiểm tra của người làm công tác kế toán. Theo định kỳ, năm gửi báo cáo quyết toán tài chính, về cơ quan quản lý cấp trên để kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện sai sót để đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w